Sơ cứu kịp thời khi trẻ sốc phản vệ với vắc-xin

Tiêm phòng vắc-xin dành cho trẻ là rất quan trọng để phòng ngừa một số căn bệnh nguy hiểm như: viêm não Nhật Bản, viêm gan B, sốt bại liệt… Thế nhưng khi trẻ bị sốc phản vệ với vắc-xin thì nên xử trí như thế nào? Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn:

banner ads

1. Sốc phản vệ là gì?

Khi hệ miễn dịch của cơ thể không chấp nhận được một số chất được tiêm vào hay tiếp xúc và trở nên nhạy cảm quá mức thì gây ra hiện tượng sốc phản vệ. Chất histamine ngay lập tức được sản sinh ra và khiến cơ thể gặp nhiều triệu chứng, đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng.

2. Dấu hiệu nhận biết

4708-d19.jpg

Bé cũng có thể bị đau bụng, đau đầu, co giật, không kiểm soát được việc đi tiêu, đi tiểu

Các dấu hiệu bên ngoài dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường như nổi ban đỏ, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa. Lúc này mạch của bé trở nên yếu và khó bắt, huyết áp giảm mạnh, khó thở. Bé cũng có thể bị đau bụng, đau đầu, co giật, không kiểm soát được việc đi tiêu, đi tiểu…

Dưới đây là các cấp độ biểu hiện phản ứng với vắc-xin:

Phản ứng quá mẫn cấp tính

Sau khoảng 2 giờ sau khi tiêm vắc-xin nếu bé xuất hiện một trong các triệu chứng sau: thở khò khè, hơi thở bị đứt quãng do khí phế quản và thanh quản bị co thắt, bị phù nề ở mặt hay toàn thân, cơ thể bị phát ban…Thì ngay lập tức nên tiêm thuốc kháng histamine cho bé. Việc tiêm phòng này nhằm phòng các nguy cơ bội nhiễm. Ngoài ra mẹ cũng cần đảm bảo bé được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu các biểu hiện trên quá nặng cần được xử lý như đối với tình trạng sốc phản vệ. Bé cần được cho thở oxy.

Sốt cao (> 38,5 độ C): Nếu bé bị sốt cao thì mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dịch cho cơ thể bé. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước và ăn đủ bữa. Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như acetaminophen. Nếu bé sốt quá cao thì nên kết hợp giữa acetaminophen và ibuprofen. Chú ý chỉ kết hợp dùng ibuprofen khi uống acetaminophen sau 2 giờ mà bé không hạ nhiệt và bé không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của ibuprofen.

Bé khóc thét và la hét kèm với sốt cao trong thời gian dài: Đây chỉ là hiện tượng tức thời nhưng bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bé.

Co giật: Bé bị co giật toàn thân. Lúc này mẹ nên hỗ trợ hô hấp cho bé bằng cách hút đờm để thông đường thở và cho bé thở ôxy. Lúc này bác sĩ có thể kê cho bé các thuốc chống co giật như diazepam.

Áp-xe:Nếu bé bị mềm hay bị dò dịch tại chỗ da tiêm vắc – xin thì có thể bé đã bị áp-xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Lúc này cách điều trị thường là rạch chỗ tiêm để dẫn lưu và dùng kháng sinh nếu là áp-xe nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn huyết: Đây là một triệu chứng của sốc phản vệ nguy hiểm. Bé có thể bị sốc nhiễm trùng đường huyết toàn thân. Lúc này cần đưa bé nhập viện gấp để được điều trị theo phác đồ điều trị sốc của y bác sĩ.

3. Nếu thấy những dấu hiệu trên, xử lý như thế nào?

- Nếu bé bị suy hô hấp, cảm thấy khó thở hay bé bị bất tỉnh thì ngay lập tức gọi cấp cứu để được can thiệp.

- Trong lúc đợi cấp cứu thì nên đặt bé nằm thẳng, kê cao hai chân. Nếu bé có triệu chứng nôn thì đặt bé nằm nghiêng để bé có thể dễ dàng nôn ra ngoài mà không bị tắc đường thở.

4709-d20.jpg

Mẹ nên theo dõi bé để nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng vắc-xin

- Mẹ nên liên tục nói chuyện với bé để bé có thể giữ được nhịp thở và bớt hoảng loạn khi đau đớn xảy ra.

- Nếu được, mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.

4. Một số lưu ý khi tiêm vắc-xin cho trẻ

- Không nên cho trẻ tiêm vắc-xin khi trẻ đang bị bệnh khác hoặc cơ thể đang suy nhược. Lúc này hệ miễn dịch của bé đang suy yếu nên dễ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Nên đợi đến khi bé hoàn toàn khỏe mạnh mới đi tiêm.

- Việc cho bé ăn quá no hay để bé quá đói khi đi tiêm phòng cũng không nên.

- Nếu bé đã từng bị sốc phản vệ vắc-xin trước đây thì mẹ nên nói cho bác sĩ biết để có phản ứng phù hợp.

- Để tiêm được nhanh chóng mẹ nên mặc đồ rộng rãi, đơn giản cho trẻ. Không vướng víu quần áo quá nhiều còn giúp cho việc tiêm phòng chính xác hơn.

- Mẹ nên theo dõi và chườm mát vết tiêm cho bé khoảng 30 phút, sau đó nên tiếp tục theo dõi trẻ ở nhà. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên thì nên đưa trẻ đi bệnh viện để tầm soát.

- Không nên tiêm cho trẻ loại vắc-xin bé đã từng bị sốc phản vệ. Tuy nhiên với các loại vắc-xin khác vẫn có thể tiêm phòng cho bé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI