Phòng tránh huyết áp cao trong thai kỳ bằng chế độ ăn uống

Không ít thai phụ mắc chứng huyết áp cao khi mang thai. Chứng này gây ra nhiều biến cố nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Có khoảng 15% thai phụ bị huyết áp cao và 25% trong số đó bị sinh non.

banner ads

Có nhiều yếu tố dẫn đến huyết áp cao như do gene, chế độ ăn uống hay căng thẳng, thiếu vận động... Đó cũng có thể là do một số bệnh lý như bệnh về thận hay bệnh về tim mạch...

Ở phụ nữ mang thai nếu bị cao huyết áp thì các nguy cơ về tiền sản giật, thai lưu, sinh non, thai chậm phát triển... cũng gia tăng. Điều này còn ảnh hưởng lâu dài đến hệ tim mạch của trẻ sau này.

6137-a1-huyet-ap.jpg

Mẹ bầu nên thường xuyên khám sức khỏe và đo huyết áp trong thai kỳ.

Những biểu hiện có thể báo hiệu bạn đang bị cao huyết áp: đau đầu, chóng mặt, ù tai, thị giác xấu đi...

Khi bị cao huyết áp trong thai kỳ mẹ nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và chữa trị hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Tuy nhiên, để phòng tránh huyết áp cao trong thai kỳ thì mẹ những thói quen ăn uống sau có thể giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

Những thói quen ăn uống nên thực hiện

- Tăng cường các thực phẩm có lợi, phòng chống được bệnh cao huyết áp cho mẹ bầu như: cà chua, cà rốt, các loại quả họ nhà cam, táo, đậu xanh, dưa hấu, cải cúc, rau muống, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ...

Cà chua
Cà chua là một trong những thực phẩm cực kỳ có lợi cho huyết áp mẹ bầu.

- Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 1 lít sữa đậu nành, pha với ít đường. Đậu nành có tác dụng hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh những bất thường về mỡ trong máu...

- Mẹ bầu nên ăn chậm nhai kỹ. Ăn nhiều vào các buổi sáng. Điều này giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh gây áp lực lên đường huyết khiến mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi.

- Các món ăn thanh đạm như món luộc, hấp hay kho tốt hơn các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ như chiên, xào. Khi ăn thịt thì thịt nạc tốt hơn thịt mỡ, mẹ cũng nên bỏ da khi ăn.

- Mẹ bầu có thể thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật để giảm lượng mỡ cung cấp vào cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Những thói quen ăn uống không nên

- Đừng ăn những bữa ăn quá nhiều, hoặc cố ăn thêm một chút dù đã no.

- Nếu mẹ bầu đang bị huyết áp thì các bữa ăn nên thanh đạm tránh nhiều năng lượng, do chúng sẽ gây áp lực lên cơ thể.

- Những thực phẩm nhiều cholesterol cần phải được hạn chế tối đa trong bữa ăn của mẹ bầu bị cao huyết áp. Cholesterol có nhiều trong bánh kẹo ngọt, thịt đỏ, da và mỡ động vật, lòng đỏ trứng gà...

- Thịt gà cũng không nên ăn nhiều. Thịt gà khiến cho tình trạng bệnh của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

- Những thức ăn được chế biến từ ngũ tạng động vật như tim, gan, cật... sẽ sản sinh ra chất độc khiến huyết áp tăng cao, do đó mẹ bầu không nên dùng.

- Mẹ bầu cũng không nên ăn mặn. Các món ăn có hàm lượng muối cao như dưa, mắm... thì cần tránh xa. Mỗi ngày mẹ bầu bị cao huyết áp chỉ nên tiêu thụ một lượng muối thông qua thực phẩm khoảng 2-3g.

Dưa cải muối
Các thức ăn có nhiều muối như dưa cải muối không tốt cho mẹ bầu bị cao huyết áp

- Các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì ăn liền, bột ngọt… thuộc nhóm thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế.

- Thực phẩm có vị cay và nhiều tinh bột có thể khiến mẹ khó đi tiêu, làm cho huyết áp tăng cao.

- Tỏi tuy tốt cho người bị huyết áp cao nhưng không tốt cho mẹ bầu vì có thể gây ra những kích thích cho thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cũng nên tránh dùng.

- Natri là một trong những chất gây ra tình trạng cao huyết áp. Nó không chỉ có ở trong muối mà còn có ở một số thực phẩm như sò, lòng đỏ trứng, giăm bông, xúc xích… Vì vậy với những thực phẩm dồi dào natri, mẹ bầu cũng nên hạn chế.

- Các thức uống như rượu, bia cần tuyệt đối tránh. Vì chúng gây ra khả năng tăng huyết áp rất cao, nhất là khi uống và buổi chiều tối. Ngoài ra, dù trà là thức uống có lợi cho sức khỏe, nhưng mẹ bầu cũng không nên uống nhiều vì nguy cơ gây tăng huyết áp của chúng. Mẹ bầu chỉ nên uống một chút trà vào sáng sớm là tốt nhất.

Những lưu ý khác

- Nếu mẹ bầu có tiền sử bệnh tăng huyết áp thì ngay từ khi mang thai cần phải nói cho bác sĩ theo dõi biết. Đồng thời mẹ cũng nên duy trì việc khám thai, kiểm tra huyết áp thường xuyên để bảo đảm không có các sự cố bất ngờ xảy ra.

- Trong giai đoạn mang thai mẹ cũng nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh lo lắng quá độ dẫn đến tăng huyết áp.

- Cuối cùng mẹ bầu nên có một chế độ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để giữ ổn định đường huyết và sự khỏe mạnh cho cơ thể.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI