Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Mẹ không thể xem thường

Không chỉ người lớn, mà ngay trẻ nhỏ cũng bị nứt hậu môn nếu chế độ ăn uống không hợp lý, táo bón kéo dài. Vậy khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên làm gì để điều trị dứt điểm chứng bệnh này ở trẻ?

banner ads

1. Dấu hiệu trẻ bị nứt hậu môn

tre dau hau mon
Trẻ bị nứt kẽ hậu môn đi đại tiện khó khăn

Theo các bác sĩ, nứt hậu môn ở trẻ chủ yếu do táo bón mà ra. Khi bị táo bón, trẻ rặn mạnh khiến hậu môn bị nứt. Bé càng sợ đại tiện càng làm táo bón nặng và nứt hậu môn nặng hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn ở trẻ:

- Trẻ đau và khóc khi đi đại tiện. Bé phải rặn mạnh mới đi ngoài được.

- Có máu dính trên phân, trong tã hoặc giấy lau hậu môn.

- Phần hậu môn có mẩu da thừa quanh vết nứt.

2. Điều trị nứt kẽ hậu môn thế nào?

Nứt kẽ hậu môn là bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là bệnh dễ điều trị, có thể bằng thuốc, thực hiện tiểu phẫu hoặc thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, mặc dù dễ điều trị, nhưng hậu môn là bộ phận thường xuyên đào thải phân chứa nhiều vi khuẩn nên vết thương sẽ khó lành hơn so với những vị trí khác.

Vì vậy, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, uống thuốc, cha mẹ cần phải giữ vệ sinh phần hậu môn sạch sẽ để bệnh nhanh khỏi. Theo đó:

- Điều trị táo bón cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nước ép trái cây, nước lọc. Việc giảm táo bón sẽ giảm áp lực lên thành hậu môn và giúp bệnh nhanh khỏi.

tre an trai cay
Cho trẻ ăn nhiều rau củ, nước trái cây phòng táo bón

- Ăn nhiều các loại củ giàu chất xơ như khoai lang, sắn dây để nhuận tràng, phân mềm và không bị đau hậu môn khi đi đại tiện.

- Hàng ngày ngâm hậu môn với nước muối ấm để sát trùng hậu môn và giảm sưng đau.

- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để không cọ vào vết thương gây đau.

- Tránh tuyệt đối cho trẻ dùng tay gãi hậu môn vì gây trầy xước hậu môn.

- Có thể sử dụng một số thuốc bôi làm giảm đau hậu môn, giúp phân dễ ra ngoài khi đi đại tiện như sudocrem, thuốc mỡ.

- Có thể uống thuốc trong một số trường hợp nặng và được kê đơn bởi bác sĩ.

3. Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

- Nứt kẽ hậu môn mãi không lành, đại tiện vẫn ra máu.

- Bé đau nhiều, vẫn chảy máu dù kẽ nứt hậu môn đã lành.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI