Những vấn đề tâm lý mẹ bầu hay gặp trong thai kỳ

Tính cách và phản ứng của trẻ sẽ phụ thuộc vào tâm trạng khi mang thai của người mẹ. Nếu mẹ khi mang thai có tâm trạng tốt, bé thường được sinh ra khỏe mạnh hơn. Vì vậy mẹ hãy giữ tâm trạng thật tốt để con yêu luôn khỏe mạnh nhé.

banner ads

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ cũng thay đổi. Đặc biệt hai hormone estrogen và progesterone đã có sự thay đổi và tác động lớn đến mẹ. Những thay đổi rõ rệt nhất trong tâm lý của mẹ bầu được thấy trong ba tháng đầu tiên và ba tháng cuối cùng của thai kỳ.

Các thay đổi của tâm lý

- Trong tuần đầu tiên phát hiện ra mình mang thai các mẹ sẽ rơi vào trạng thái hồi hộp và lo sợ. Sự hồi hộp đến từ việc mẹ bầu đối diện với suy nghĩ mình đã được làm mẹ. Nhưng kèm theo đó là sự lúng túng không biết làm sao cho mọi chuyện được bình thường và tốt đẹp, khiến mẹ trở nên hoang mang với những biến đổi của cơ thể mình.

- Tiếp đó trong ba tháng đầu thai kỳ, các cơn ốm nghén xuất hiện, mẹ bầu sẽ cảm thấy mình yếu ớt và khó chịu, mệt mỏi vô cùng.

Đây cũng là thời gian mẹ bầu dễ trở nên cáu gắt, nhạy cảm nhất. Mọi sự “động chạm” bình thường có vẻ không là gì nhưng lúc này lại có thể gây ra sóng gió không nhỏ.

Tâm lý đòi hỏi cần được chăm sóc đặc biệt cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ thất vọng hơn với những phản ứng của mọi người xung quanh.

Mẹ bầu thường dễ bị "tổn thương" hơn khi mang thai.

Thậm chí mẹ bầu còn có thể rơi vào trạng thái mất kiểm soát tâm trạng của mình khi gặp các tác động không tốt từ môi trường bên ngoài. Biểu hiện thường là các cơn trầm cảm khi mang thai.

- Vào ba tháng tiếp theo được coi như là giai đoạn yên ổn nhất cho các mẹ bầu. Lúc này cơ thể đã dần thích ứng với sự gia tăng của hormone. Lúc này sự liên kết giữa mẹ với con đã hình thành. Mẹ sẽ cảm thấy gắn bó với con và cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ về vai trò sắp tới của mình.

Nhưng bên cạnh đó mẹ có thể gặp một chút mệt mỏi với sự sưng phù của tay chân.

Ngoài ra đây cũng là thời gian mẹ bầu thường gặp các ức chế khi thiếu tự tin đối với chuyện vợ chồng vì sự thay đổi của cơ thể.

- Vài tuần cuối cùng của thai kỳ: Việc phải đối mặt với việc sinh con trước mắt đang đến gần lại khiến các mẹ bầu lần nữa rơi vào cảm giác hoảng sợ. Việc không biết diễn đạt như thế nào đối với chuyện “hoàn toàn tự nhiên” này khiến các mẹ bầu có thể cảm thấy cô đơn. Việc không biết phải làm sao và không thể hình dung được cách sinh nở cũng có thể khiến cho mẹ trở nên buồn chán, cảm thấy bất lực.

Đồng thời đây cũng là thời gian các hormone xáo trộn tinh thần một lần nữa lại thay đổi khiến tâm tình của mẹ cũng thiếu ổn định.

Khắc phục

- Biện pháp lâu dài là mẹ nên tập thể dục đều đặn trong suốt thai kỳ. Vận động giúp cho cơ thể sảng khoái và tinh thần cũng vui vẻ hơn. Tâm lý của mẹ cũng được giữ cân bằng hơn.

- Nghe nhạc cũng là một cách giúp mẹ bầu thư giãn, thoải mái về tâm lý.

Nghe nhạc là cách giúp mẹ cân bằng tâm lý.

- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh áp lực nặng nề từ công việc là một cách để mẹ bầu giữ được tâm lý tốt. Do đó hãy ngủ đủ giấc và làm việc hợp lý, kể cả công việc ở ngoài hay công việc ở nhà.

- Một chuyện cần thiết nữa là mẹ bầu nên chia sẻ những băn khoăn lo lắng của mình cho những người có kinh nghiệm để tìm được lời khuyên tốt nhất. Đó có thể là bạn bè hay chị hay mẹ của bạn.

- Ăn uống khoa học là một chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” khi mẹ mang bầu. Nhưng thực sự một cơ thể không đầy đủ năng lượng dễ khiến mẹ rơi vào các trạng thái tâm lý tiêu cực hơn.

- Cuối cùng mẹ bầu không nên tiếp xúc với những nguồn kích thích cảm xúc mạnh như những chuyện đau buồn hay bạo lực. Do tính nhạy cảm của phụ nữ mang thai, mẹ bầu có thể dễ dàng bị ảnh hưởng. Mẹ bầu phải luôn nhắc nhở mình nên kiểm soát được mức độ cảm xúc của bản thân.

Lưu ý:

Nếu bạn gặp những vấn đề về tâm lý và không khá hơn sau hai tuần thì bạn nên đến tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng trầm cảm khi mang thai. Các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm như: liên tục lo lắng vô cớ, mất ngủ, chán ăn, không thể tập trung, khó ghi nhớ…

Bên cạnh đó, những thay đổi về mặt tâm lý không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của mẹ mà còn tác động lớn đến thai nhi.

Tính cách và phản ứng của trẻ cũng phụ thuộc vào tâm trạng khi mang thai của người mẹ. Nếu mẹ khi mang thai có tâm trạng tốt, bé thường được sinh ra khỏe mạnh hơn. Vì vậy mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để giúp con ra đời tốt nhất nhé.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI