Những thông tin về bệnh sởi ở trẻ em mọi ba mẹ nên biết

Bệnh sởi hay ban đỏ thường tấn công trẻ nhỏ và có nguy cơ bùng phát thành dịch vào mùa đông-xuân. Vì tính chất nghiêm trọng của bệnh nên trẻ nhỏ luôn được khuyến khích tiêm ngừa đầy đủ.

banner ads

Tại Việt Nam và trên thế giới, bệnh sởi đã nhiều lần bùng phát thành dịch và trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều gia đình.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi?

45069-benh-soi-o-tre-em-5.jpg

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn toàn phát

Sởi là bệnh do virus thuộc nhóm RNA, giống Mobilli vi-rút của họ Paramyxoviridae Influenzae gây ra. Bệnh này thường được dân gian gọi là ban đỏ. Bệnh không có trung gian truyền bệnh và có thuốc chủng ngừa (MMR) hiệu quả đến 95%.

Con đường lây truyền bệnh sởi ở trẻ em

Đường lây truyền chủ yếu của bệnh sởi ở trẻ em là con đường hô hấp, thông qua các dịch tiết của người bệnh như: ho, hắt hơi, nước bọt hoặc do hít phải mầm bệnh từ không khí có nhiễm virus (virus gây bệnh sởi có thể tồn tại trong không khí hoặc trên bề mặt trong 2 tiếng).

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền rất mạnh mẽ và nhanh chóng tạo thành đại dịch trong cộng đồng. Muốn cắt đứt được nguy cơ lây truyền của bệnh sởi, tính miễn dịch của cộng đồng phải đạt đến 94%. Đây là con số khó đạt được trong thực tế nên bệnh sởi vẫn luôn có nguy cơ bùng phát thành dịch vào mỗi năm.

Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Để hình dung rõ hơn về triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em và cả ở người lớn, bạn có thể chia ra các giai đoạn:

- Giai đoạn ủ bệnh - Từ lúc bị nhiễm virus đến khi có triệu chứng bệnh là khoảng 10 ngày (có thể thay ngắn hơn hoặc dài hơn từ 7-18 ngày): Trẻ sốt nhẹ

- Giai đoạn khởi phát - Sau khi sốt và kéo dài từ 3 - 5 ngày: Trẻ sốt cao từ 39,5 độ C đến 40 độ C, kèm theo co giật, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp và đau cơ. Ngoài ra, trẻ sẽ có những triệu chứng giống cảm cúm như chảy nước mũi, đau mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng, ho, hắt hơi và khan giọng. Bên cạnh những triệu chứng này, còn có một triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em rất điển hình và có ý nghĩa trong việc chẩn đoán đó chính là “Koplik”. Nó là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở niêm mạc má của trẻ và thường kéo dài khoảng 12 đến 18 giờ sau khi mọc.

45070-benh-soi-o-tre-em-8.jpg

Phát ban sởi ở trẻ nhỏ

- Giai đoạn phát ban: Ban đỏ xuất hiện trước hết ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và hai tay trong vòng 24 giờ. Hôm sau, ban lan xuống khắp nơi trên cơ thể. Ban sởi thường có màu hồng nhạt hoặc nâu hồng. Nến dùng tay ấn vào sẽ mất và thường kết dính lại thành mảng loang lổ. Nếu bệnh nhẹ, ban mọc rải rác nhưng nếu bệnh nặng, ban mọc dày và có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân. Nhiều trường hợp có ban xuất huyết và trẻ có thể bị chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.

Sau khi nổi hết, ban sởi sẽ mất đi theo trình tự mọc và chuyển thành những vết thâm nâu loang lổ.

Trẻ dưới 10 tuổi nếu chưa từng mắc sởi và chưa được tiêm phòng có nguy cơ nhiễm bệnh sởi đến 90% nếu có tiếp xúc với nguồn bệnh.

Biến chứng của bệnh sởi:

Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc bệnh sởi ở trẻ em nếu không được kiểm soát chặt chẽ:

1. Lao: Tăng nguy cơ bệnh lao tiềm ẩn

2. Viêm não tủy (0,1 – 0,2%): Xuất hiện trước 2 tuần với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, nôn ói, lơ mơ, co giật.

3. Viêm phổi: Bội nhiễm phế cầu, liên cầu hoặc tụ cầu Hemophilus Influenzae

4. Viêm tai giữa: Có các dấu hiệu như quấy khóc, sốt cao hoặc chảy mủ ở tai

5. Viêm thanh quản: Có các dấu hiệu như khó thở về đêm, khàn giọng và ho nặng

6. Xuất huyết giảm tiểu cầu: Xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi bệnh toàn phát

7. Viêm kết mạc mắt: Có thể dẫn đến mù

8. Viêm cơ tim

9. Viêm hạch ruột

10. Viêm gan

11. Viêm vỉ cầu thận cấp

12. Hội chứng Guillain Barré.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sợi. Vì vậy, công tác chăm sóc trẻ trong thời gian bệnh rất quan trọng. Trong thời gian điều trị bệnh, trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều, uống nước đầy đủ, ăn các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, đồng thời nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong giai đoạn sợ ánh sáng và giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch.

Khi trẻ sốt cao, có thể cho trẻ dùng Acetaminophene 15mg/kg/lần và uống 4 lần/ ngày, kết hợp lau mát thường xuyên bằng khăn ấm.

Bổ sung Vitamin A cho bé trong thời gian bệnh: 1 tuổi: 200.000 đơn vị

Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

45068-benh-soi-o-tre-em-3.jpg

Tiêm ngừa cho trẻ để phòng bệnh sởi

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em là tiêm ngừa vắc-xin MMR hay Trimovax (3 trong 1 gồm sởi, quai bị và rulella ). Liều 1 thường tiêm vào tháng thứ 9 (theo lịch tiêm chủng quốc gia) và liều 2 vào lúc 18 tháng. Vắc-xin sởi chỉ đạt hiệu quả 95% khi trẻ được 12 tháng tuổi và 98% khi trẻ 15 tháng tuổi. Do miễn dịch bảo vệ của vaccine chỉ đạt được 90%) và với sự giảm miễn dịch dần theo thời gian, nên chích ngừa mũi thứ 2 cho trẻ

Trên đây là những thông tin bệnh sởi ở trẻ em để bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh, các dấu hiệu của bệnh cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Mong rằng với những kiến thức cơ bản về sởi, bố mẹ sẽ góp phần làm giảm các ca bệnh và giảm lây truyền bệnh trong cộng đồng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI