Những lời khuyên giúp mẹ bớt lúng túng trong lần đầu đi sinh

Nếu bạn đã sinh con thứ hai thì chuyện chuẩn bị những gì cho một lần đi sinh có lẽ không cần ai hướng dẫn. Tuy nhiên nếu đây là lần đầu trở thành mẹ, thì những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn bớt lúng túng hơn khi đi sinh.

banner ads

Hãy chuẩn bị sớm mọi thứ cần mang theo

Bác sĩ thường cho bạn một ngày dự sinh. Nhưng đôi khi nó có thể đến trễ hơn hoặc sớm hơn mốc đã định. Vì vậy đừng để cận ngày mới lo sắm sửa những đồ dùng cần thiết. Hãy sắm sửa và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ từ hai tuần trước ngày dự sinh.

Những vật dụng cần cho em bé sẽ là: áo, tã, gối, bao tay, nón, dầu khuynh diệp, khăn bông, tăm, giấy ướt, bình sữa...

8427-sinh.jpg

Mẹ nên chuẩn bị đồ đi sinh từ sớm.

Những vật dụng dành cho mẹ: giấy tờ tùy thân, bảo hiểm y tế, dụng cụ vệ sinh hàng ngày, băng vệ sinh, tất, áo ngực chuyên dụng và quần lót dùng 1 lần, quần áo...

Bình tĩnh đối phó với các cơn đau đẻ nếu mẹ sinh thường

Thường các cơn đau đẻ kéo dài khoảng 12 giờ với tần suất và độ đau tăng dần cho đến tận khi bé được sinh ra.

Một số mẹ không chịu được và kêu la. Nhưng điều này chỉ khiến cho mẹ mất sức. Vì vậy hãy tưởng tượng ra các cơn đau và tập thở rặn đẻ trước đó. Đến khi sinh mẹ hãy thật bình tĩnh lắng nghe từng cơn gò của mình để hỗ trợ bác sĩ và tập trung sức lực cho việc rặn bé ra ngoài.

Lúc này bạn nên tập trung nghe theo lời hướng dẫn rặn đẻ của bác sĩ để việc sinh nở diễn ra suôn sẻ.

8430-sinh-1.jpg

Mẹ nên giữ bình tĩnh và tập trung sức lực cho việc rặn đẻ.

Nếu bạn cần phải rạch tầng sinh môn thì cũng đừng sợ hãi hay e ngại. Đây là chuyện cần thiết và thường bác sĩ sẽ xử lý nhanh chóng cho bạn sau khi đã tiêm thuốc tê.

Những việc mẹ sinh mổ cần lưu ý

Trong khi sinh:

- Nếu mẹ đã có quyết định sinh mổ thì tốt hơn mẹ nên cạo lông ở cùng kín trước khi nhập viện. Vì nếu bạn không làm, các y tá sẽ giúp bạn. Điều này đôi khi sẽ khiến bạn trở nên lúng túng. Việc cạo lông này nhằm tránh nhiễm trùng vết mổ khi phẫu thuật.

- Không nên ăn uống nhiều trong 8 giờ trước khi mổ. Vì thức ăn có thể trào ngược gây nghẽn tắc phổi trong quá trình phẫu thuật khiến mẹ rơi vào nguy cơ đột tử.

- Bạn cũng nên hiểu rằng sự chào đời của bé yêu sẽ chỉ có ý nghĩa đặc biệt đối với bạn và gia đình. Vì vậy bạn cũng đừng nên quan tâm hay khó chịu vì sự thờ ơ của người khác nhé. Sự thật có nhiều mẹ bầu đã cảm thấy bị tổn thương bởi sự thờ ơ của mọi người... xa lạ xung quanh rồi đấy.

8432-sinh.jpg

Sinh nở khó khăn nhưng niềm vui làm mẹ lại vô cùng lớn.

Sau khi sinh:

- Sau khi mẹ mổ xong bác sĩ bắt buộc phải dẫn một ống thông tiểu để dẫn các dịch thải ra ngoài. Việc này sẽ rất khó chịu, nhưng mẹ nên cố gắng chịu đựng cho đến khi ống được tháo ra.

- Y tá cũng có thể sẽ massage bụng mẹ tại vị trí tử cung, gần vết mổ và khiến bạn cảm thấy đau. Nhưng đó là cách để tống sản dịch ra ngoài nhanh chóng hơn. Mẹ đừng nên cảm thấy khó chịu.

- Mẹ nên vận động sau 12h mổ để tránh các tình trạng như đông máu hay đầy hơi. Lúc này mẹ hãy còn rất đau vì vậy đừng chủ quan, hãy bước đi cẩn thận, dựa vào tường và nên có sự hỗ trợ của người thân.

- Thuốc giảm đau sau khi sinh mổ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Có một số loại thuốc giảm đau an toàn cho mẹ và sữa của mẹ. Vì vậy đừng vì lo lắng cho chất lượng sữa mà không dùng thuốc nhé. Tốt nhất bạn hãy trao đổi cặn kẽ với bác sĩ của mình.

Cuối cùng, dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì sau khi vượt cạn cũng hãy tranh thủ nghỉ ngơi để mau chóng hồi sức. Mẹ nên tránh tất cả các công việc nặng ít nhất ba tháng sau sinh nhé.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI