Những dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm

Mặc dầu mốc 6 tháng được khuyến cáo là thời điểm ăn dặm thích hợp cho trẻ nhỏ nhưng căn cứ này vẫn còn tùy thuộc vào nhu cầu và thể trạng của mỗi trẻ khác nhau. Để nhận biết trẻ sẵn sàng với chuyện ăn dặm hay chưa mẹ cần phải quan sát và hiểu được bé.

banner ads

1. Đòi bú thêm

15438-be-da-muon-an-dam-3.jpg

"Hiệp một chỉ là khúc dạo đầu, làm tiếp hiệp hai mới đủ đô của con."

Trong những tháng đầu đời, trẻ bú liên tục theo nhiều cữ trong ngày. Mỗi cữ bú của trẻ có thể cách nhau từ 2-3 tiếng tùy thuộc đó là sữa công thức hay sữa mẹ. Khi dần đến mốc 6 tháng, trẻ bú thưa hơn và số lượng sữa mỗi cữ sẽ tăng lên.

Nếu sau mỗi cữ bú trẻ vẫn khó chịu, khóc rứt và chỉ nín khi được cho bú thêm chứng tỏ trẻ đã có nhu cầu khẩu phần cao hơn. Lúc này, cần thiết phải có một nguồn thực phẩm bổ sung để đảm bảo trẻ đủ no và no lâu hơn.

Ngoài sữa, bé đang rất háo hức được giới thiệu những món mới nhiều hương vị và kết cấu khi đến độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ đừng chỉ đặt tiêu chí dễ “gặm” lên hàng đầu, thay vào đó chọn món vừa dễ ăn lại tốt nhất cho bé.

2. Trằn trọc về đêm

15443-be-da-muon-an-dam-9.jpg

"... đói thế này sao con ngủ được, hu hu!!!"

Bình thường, nhu cầu ăn đêm chỉ có ở trẻ sơ sinh và kéo dài tối đa đến 3 tháng. Sau thời gian này hầu như trẻ không còn duy trì thói quen thức đêm. Vì thế, khi những trẻ đã dần bước đến mốc 6 tháng lặp lại tình trạng này rất có khả năng trẻ đã ăn không đủ no vào ban ngày. Bạn có thể dựa vào sự thay đổi này để đoán biết bé đã sẵn sàng để được ăn dặm. Một khi đã dằn bụng thật no, trẻ sẽ không còn bị cơn đói quấy nhiễu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình.

3. Ánh mắt thèm thuồng

15437-be-da-muon-an-dam-2.jpg

"Ăn gì mà ngon thế, sao hổng cho con gì hết?!!"

Mỗi lúc dọn đồ ăn lên bàn hay cầm bất cứ thức ăn nào trên tay, bạn luôn có cảm giác ánh mắt nào đó đang theo dõi mình. Và đó không ai xa lạ chính là đứa con bé bỏng của bạn. Mọi biểu cảm cảm xúc, thái độ và cử chỉ của bạn trong lúc ăn cũng không thể lọt qua được đôi mắt đang rất tò mò của bé.

Đừng để trẻ phải thèm thuồng lâu hơn nữa mà hãy chuẩn bị một bữa ăn dặm thật ngon miệng cho bé nhé!

4. Cái miệng nhóp nhép

15442-be-da-muon-an-dam-7.jpg

"Hổng cho ăn, con đành bắt chước nhóp nhép vậy."

Cả nhà bạn sẽ không khỏi bật cười khi một lúc nào đó trẻ chỉ cần nhìn miệng bạn ăn là có thể bắt chước động tác nhai của bạn và nhai nhóp nhép như thể đang ăn một món nào đó. Đây là lúc mà trẻ đã bắt đầu muốn thử một vài hương vị khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

5. Thái độ hợp tác

15441-be-da-muon-an-dam-6.jpg

"Đằng này mẹ ơi! ..."

Khi bạn thử đút thức ăn trong dĩa của mình cho bé thì ngay lập tức sẽ nhận được thái độ hợp tác tích cực từ bé. Bé sẵn sàng há miệng và chồm đến để đón bằng được thức ăn. Thậm chí, nếu bạn trêu đùa, nhứ thức ăn từ bên này sang bên khác, bé cũng không nề hà với người theo, há miệng để được đút. Nhưng nhớ, đừng đùa dai quá nhé! Bằng không, bạn sẽ phải bỏ bữa để dỗ bé nín đấy!

6. Gặm nhắm liên tục

15439-be-da-muon-an-dam-4.jpg

"Gặm cái này xong, mẹ cho con thêm cái khác nữa nhé!"

Trông bé chẳng khác gì một chú chuột con. Hễ bất cứ thứ gì trước mặt bé đều cố với lấy và cho tất cả vào miệng chỉ để gặm. Mặc dù mẹ liên tục can ngăn nhưng dường như tất cả đều vô ích. Hành vi không thể kiểm soát này cũng là một dấu hiệu để bạn kịp nhận ra điều bé cần là gì phải không? Lưu ý, mặc dầu trẻ có thể gặm đồ chơi rắn và cứng nhưng không có nghĩa bạn cho bé dùng những thức ăn dạng này khi trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn dặm đâu nhé!

7. Có thể ngồi vững

15436-be-da-muon-an-dam-1.jpg

"Đã muốn ăn thì phải ngồi được vững thế này cơ!"

Khi trẻ đã sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm cũng là lúc xương cổ của bé đã có thể đỡ được đầu và bé đủ kiểm soát mình trong tư thế ngồi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một biểu hiện không thuộc số đông mà chỉ đúng với một số trường hợp.

Như vậy, khi trẻ đã thực sự muốn một nguồn thực phẩm bổ sung khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, chúng có thể phát ra “những tín hiệu” để bạn nhận biết. Và do đó, mốc thời gian ăn dặm không phải là một căn cứ đòi buộc bạn tuân theo. Tuy nhiên, đó là một nguồn tham khảo khoa học mà bạn cần cân nhắc nếu muốn đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI