Những căn bệnh phổ biến thường gặp ở các bé gái tuổi dậy thì

Bước vào tuổi dậy thì các bé gái bắt đầu có những thay đổi đáng kể về vóc dáng, tâm sinh lý. Theo đó, cơ thể các bé sẽ phổng phao hơn, các vùng "đặc biệt" cũng phát triển hơn, vì vậy việc các bé có thể phải đối diện với những căn bệnh... phụ nữ cũng là điều dễ hiểu.

banner ads

Dưới đây là 3 căn bệnh liên quan đến kỳ nguyệt san thường gặp ở các bé gái tuổi dậy thì.

1. Thống kinh

Có khoảng từ 60 -70% bé gái trong 3 năm đầu tiên có kinh nguyệt xuất hiện các triệu chứng như: đau quặn thắt ở bụng dưới kèm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy khi đến kỳ kinh nguyệt.

31589-dau-bung.jpg

Các bé gái thường đau quặn thắt bụng dưới khi có kinh nguyệt

Nguyên nhân do đến kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin đặc biệt trong 2 ngày đầu có kinh. Với trường hợp này được gọi là thống kinh nguyên phát. Nguyên nhân thứ hai do cơ thể các bé gái thiếu vi chất hoặc do trẻ bị bệnh nào đó gây ra, được gọi là thống kinh thứ phát.

Mặc dù thống kinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nhưng lại khiến các bé gái luôn cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin trong cuộc sống. Một số trường hợp bị thống kinh nặng các bé sẽ phải nghỉ học hoặc phải dùng thuốc hormone nữ estrogen hoặc progesteron… để ức chế lớp niêm mạc tử cung bong ra, từ đó giúp giảm đau hơn.

2. Rong kinh, rong huyết

Rong kinh là hiện tượng xuất huyết ở vùng kín của bé gái mà không phải do kinh nguyệt, triệu chứng này thường kéo dài 1 tuần hoặc hơn với các triệu chứng đi kèm như: kinh nguyệt kéo dài, máu không đông, lượng máu ra nhiều giữa các kỳ kinh nguyệt và thường kéo dài 15 ngày.

31591-thieu-mau.jpg

Rong kinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé gái

Nguyên nhân được xác định là ở tuổi dậy thì các hoạt động nội tiết tố trong cơ thể các bé gái chưa hoàn thiện và ổn định, hàm lượng estrogen tăng cao nhưng lại không thể phóng noãn, trong khi đó progesteron lại không cân bằng với estrogen. Điều này khiến lớp niêm mạc tử cung càng dày lên trong khi lượng máu lại không hề tăng lên dẫn đến không đủ máu nuôi dưỡng khiến niêm mạc bị bong ra từng mảng, gây chảy máu.

Với những trường hợp nhẹ không cần điều trị nhưng với những trường ra nhiều máu hơn bình thường thì phải uống estrogen và progesterone để giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.

Còn với những trường hợp nặng ra máu bất thường nên dùng lượng estrogen hoặc progesteron gấp đôi. Trường hợp này mẹ nên đưa con gái đến bệnh viện để được theo dõi, tiêm estrogen và uống thêm estradio để cầm máu theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

3. Thiếu máu nhược sắc

Theo thống kê, có khoảng từ 20 - 25% các bé gái ở tuổi dậy thì bị thiếu máu nhược sắc. Theo đó trung bình mỗi ngày nhu cầu sắt của một bé gái cần là 2,4ml, gấp đôi hàm lượng sắt của các bé trai.

31590-met-moi.jpg

Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi suy nhược

Nguyên nhân được xác định do chế độ dinh dưỡng không hợp lý kết hợp với việc các bé mất máu khi có kinh nguyệt dẫn đến thiếu sắt. Thiếu sắt kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu.

Ngoài ra, thiếu máu nhược sắc còn do trẻ bị các bệnh về đường ruột, nhiễm giun...

Theo đó, để phòng tránh thiếu máu, các bé gái nên thường xuyên tẩy giun theo định kỳ, điều trị sớm chứng thống kinh và rong kinh, rong huyết. Đồng thời cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý , bổ sung thêm sắt và vitamin C trong mỗi bữa ăn để cung cấp đủ hàm lượng sắt cho cơ thể.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI