Nhận biết trẻ dễ nuôi, khó nuôi theo nhân tướng học

Chúng ta vẫn thường nghe những người lớn dày kinh nghiệm... phán “Đứa này khó nuôi”, “Đứa kia dễ nuôi”. Vậy cơ sở nào để họ kết luận như vậy?

banner ads

Tuy rằng theo thời gian, một đứa trẻ sẽ có nhiều thay đổi khác biệt hơn so với thời điểm mới sinh. Thế nhưng, một số người chỉ bằng mắt thường vẫn có thể biết được một đứa trẻ có dễ nuôi hay không nhờ vào một vài đặc điểm về nhân dạng. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng có thể cho kết quả chính xác nhưng nó cũng đáng để bạn tham khảo.

Biểu hiện của một đứa trẻ khó nuôi

Trong điều kiện bình thường, các bé đều dễ chăm, dễ nuôi và lớn nhanh. Tuy nhiên số khác lại không như vậy.

Trẻ khó nuôi, cả ngày chỉ nghe tiếng bé khóc ngay cả khi có mẹ ẵm bồng.

Thay vì tự tìm vú mẹ và bú như một phản xạ tự nhiên, một số trẻ phải nhờ sự “ép buộc” của mẹ mới chụt chụt được đôi ba hơi. Mỗi lần cho bú, bé lại khóc ré lên như thể bị ai đó đánh đập. Nghĩ rằng do bé sợ ti, mẹ lại chuyển sang cho bé bú bình nhưng mọi chuyện vẫn không thay đổi được gì. Xót con, mẹ tiếp tục bỏ thời gian ngồi đút từng muỗng sữa. Vậy mà mỗi lần như thế bé đều khóc thét đến tím mặt.

Thêm vào đó, bé liên tục vặn mình trong lúc ngủ và chỉ khoảng mươi, mười lăm phút lại thức giấc dù để vào được giấc ngủ thật không đơn giản. Chưa kể, cả ngày chỉ nghe tiếng bé khóc ngay cả khi có mẹ ẵm bồng… Đó chỉ là một số trong rất nhiều những biểu hiện của một đứa trẻ khó nuôi và chúng trở thành nguyên nhân khiến mẹ vô cùng mệt mỏi và mất sức.

Nhận diện trẻ dễ nuôi theo nhân học, tướng học

Thực ra, theo khoa học, những dấu hiệu trên có khả năng liên quan đến sự thiếu hụt chất hoặc một bệnh lý nào đó mà trẻ gặp phải. Riêng về mặt nhân tướng học, một số đặc điểm từ màu da, dáng đầu, tóc… lại có thể tiết lộ cho biết về một cơ thể khỏe mạnh hay không.

Theo đó, các trẻ dễ nuôi thường có những đặc điểm sau:

Các bộ phận khác nhau trên cơ thể:

Trẻ dễ nuôi có sống mũi cao, làn môi đỏ và bờ môi dày.

- Tóc dài và dày, có thể dài đến sát lông mày.

- Trẻ có nước da hồng hào, đầu tròn trịa.

- Trẻ có màu da bánh mật, hơi ngăm ngăm đen.

- Khi ngủ ngậm miệng, hơi thở đều và không thở bằng mũi

- Đôi mắt lanh lợi.

- Tiếng khóc khi chào đời to, cao và thanh.

- Tai to và miệng rộng.

- Sống mũi cao, làn môi đỏ và bờ môi dày.

- Các nét từ mắt, mũi, miệng rất hài hòa với gương mặt.

Xương ngọc chẩm phía sau đầu nổi lên cao và rộng thấy rõ cho biết bé là đứa trẻ dễ nuôi.

- Xương ngọc chẩm, phần xương phía sau đầu, nằm vị trí trên xương gáy nổi lên cao và rộng thấy rõ.

- Khoảng sơn căn, khoảng giữa của 2 đầu mắt rộng và có phần cao hơn so với mặt phẳng của lưỡng quyền, tức gò má.

- Sống mũi đạt được sự cân đối so với tổng thể khuôn mặt, trẻ cũng là một đứa bé dễ nuôi.

Thực ra, việc dựa trên những đặc điểm nhân dạng để đoán biết một đứa trẻ dễ nuôi như trên hoàn toàn dựa vào những phân tích khoa học và chúng đủ cơ sở để bạn có thể tin tưởng dù những thay đổi nhanh chóng của bé đôi khi sẽ cho ra những kết quả sai.

Nhưng dù thế nào, việc tìm hiểu và định đoán như trên không mang lại “thiệt thòi” nào đáng kể để bạn sẵn sàng áp dụng phải không!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI