Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Thiếu máu là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trong giai đoạn khởi phát bệnh rất khó để phát hiện nên cha mẹ thường bỏ qua mà không để ý.

banner ads

Để giúp các bậc phụ huynh có thể nhận biết sớm cũng như cách phòng tránh bệnh thiếu máu ở trẻ, xin mời tham khảo nội dung sau.

Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thiếu máu là do thiếu sắt trong thai kỳ

Thiếu máu là tình trạng các tế bào hồng cầu phá hủy và hemoglobin ít hơn bình thường.

- Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Việc thiếu sắt có thể do người mẹ ăn uống thiếu chất, nên sữa mẹ không có đủ hàm lượng sắt cần thiết để cung cấp cho bé.

- Còn một nguyên nhân khác nữa cũng có thể do cơ thể trẻ không thể hấp thu được chất sắt từ sữa mẹ và thức ăn hàng ngày. Ngoài ra, những trẻ bị mất máu nhiều (viêm đường ruột) cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu.

- Bên cạnh đó thiếu máu ở trẻ sơ sinh, còn do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, hoặc do dùng thuốc kháng sinh lâu ngày hay do trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn mãn tĩnh nào đó gây ra.

- Ngoài ra, còn một dạng thiếu máu khác do yếu tố di truyền thường là bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bất thường hemoglobin gây ra.

Những em bé sinh thiếu tháng dễ bị thiếu máu hơn những em bé bình thường. Trong sáu tháng đầu, lượng sắt trong cơ thể bé sẽ giảm nên các bậc phụ huynh cần chú ý chế độ dinh dưỡng giàu sắt cho bé.

Trẻ từ 9 -13 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra hemoglobin để biết được biết được trẻ có bị thiếu máu hay không.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu ở trẻ

- Trẻ bị thiếu máu thường có triệu chứng cơ thể mệt mỏi, hay cau gắt, bú không ngon miệng, lười bú.

Trẻ bị thiếu máu thường lười bú

- Da xanh xao, nhợt nhạt, môi, mắt và dưới ngón tay đóng màng.

- Những trẻ bị thiếu máu nặng thường khó thở, dễ gặp các bệnh về tim mạch, ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của trẻ.

- Khi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện, nếu hàm lượng sắt trong máu thấp, các bác sĩ sẽ tư vấn để thay đổi chế độ ăn của mẹ nhằm tăng cường bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống bổ sung viên sắt vì điều này nguy hiểm cho bé.

Cách phòng tránh bệnh thiếu máu cho trẻ

Để phòng tránh bệnh thiếu máu, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mẹ, cần ưu tiên thực phẩm giàu sắt.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm

- Nếu trẻ có những triệu chứng nêu trên hoặc cha mẹ nghi ngờ trẻ bị thiếu máu tuyệt đối không tự ý mua thuốc để cho bé uống mà cần đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn để có phương cách điều trị phù hợp nhất.

- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và có thể cho bé bú đến khi tròn 24 tháng tuổi càng tốt. Vì trong sữa mẹ, có chứa một dạng sắt đặc biệt giúp trẻ dễ dàng hấp thu hơn các loại thực phẩm hàng ngày.

- Nếu cho trẻ ăn sữa ngoài, không nên cho trẻ uống sữa bò quá sớm trước 1 tuổi. Vì trong sữa bò có hàm lượng sắt rất thấp, dễ gây kích ứng niêm mạc của bé, làm tiêu hao sắt cần thiết dẫn đến thiếu máu ở trẻ.

- Khi cho bé ăn dặm, mẹ nên chọn các loại ngũ cốc giàu sắt, bước sang thứ 8 mẹ có thể cho bé ăn thêm rau bina (cải bó xôi), các loại đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, cá gà thịt gia cầm khác.

- Mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin như ớt chuông đỏ, đủ đu, dưa vàng, dâu tây, bông cải xanh và cam để trẻ dễ dàng hấp thu sắt.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI