Nhận biết những dấu hiệu bất thường của cơ thể trẻ qua nước dãi

(Yeutre.vn) Trong khi nhiều trẻ rất “khô ráo” thì nhiều trẻ khác phải luôn mang yếm trên ngực vì miệng lúc nào cũng… chảy nước. Điều này làm không ít bậc ba mẹ lo lắng, sợ con mình có bị làm sao không!

banner ads

Không đáng lo ngại

Thật ra, chảy dãi là một hiện tượng bình thường và rất hay gặp ở các bé. Vì vậy, ba mẹ không nên quá lo lắng. Bé hay chảy dãi là do tuyến nước bọt hoạt động nhiều làm tăng tiết nước bọt trong miệng. Không chỉ chảy dãi nhiều khi thức, khi ngủ và ban đêm trẻ vẫn có thể chảy dãi nhiều.

Nếu bé chảy nhiều dãi mà vẫn ăn uống tốt, tăng cân đều thì việc này là bình thường. Thậm chí, tuyến nước bọt hoạt động tốt còn giúp bé tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn khi bước vào tuổi ăn dặm.

Chảy dãi dưới 4 tuổi được coi là bình thường.

Hiện tượng chảy dãi thường mất đi khi trẻ lớn lên. Cụ thể, chảy nước dãi ở trẻ dưới 4 tuổi thì được coi là bình thường. Nhưng từ 4 tuổi trở lên, nếu trẻ vẫn còn chảy nhiều nước dãi thì ba mẹ không nên lơ là, chủ quan.

Chỉ có vấn đề khi…

Trẻ chảy nhiều nước dãi khi đã quá 4, 5 tuổi thì rất có thể trẻ đang gặp phải một trong số vấn đề sau:

Mọc răng

Khi một chiếc răng mới mọc lên, trẻ sẽ gặp phải những khó chịu nhất định và bắt đầu chảy nước dãi quá mức. Một số triệu chứng mọc răng ở trẻ mà ba mẹ có thể nhận biết như: thích nhai mọi thứ, khó chịu, thiếu ngủ, bồn chồn hoặc có thể bị sốt

.

Viêm mũi dị ứng

Thống kê cho thấy, có khoảng 10-20% trẻ em bị viêm mũi dị ứng mỗi năm. Triệu chứng điển hình của viêm mũi gồm: ngứa mũi gây hắt hơi, chảy nước mắt, cổ họng sưng…Viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại, viêm mũi dị ứng theo mùa do phấn hoa và cỏ hoặc viêm mũi dị ứng lâu năm do bụi.

Nếu thấy con có những triệu chứng viêm mũi dị trên + chảy nước dãi nhiều ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám.

Bại não

Nếu bẩm sinh trẻ gặp các vấn đề về não, chấn thương đầu, vàng da, chấn thương đầu… đều có thể nghi ngờ trẻ bị bại não. Nếu bị mắc bệnh này, trẻ sẽ không kiểm soát được chức năng co thắt và vận độn, sẽ tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.

Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nếu trẻ mắc các bệnh như nhiễm siêu vi, các rối loạn về răng miệng… cũng có thể gây chảy nước dãi. Tương tự, khi thấy con mắc những triệu chứng trên ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

Điều trị chảy dãi ở trẻ thế nào?

Nếu cần dùng thuốc, ba mẹ tuyệt đối phải cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số thuốc lưu tâm đó là:

- Atropin sulfat: giúp làm giảm chảy nước dãi và các dịch khác ở phế quản của trẻ. Những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc: làm chậm nhịp tim, khô miệng, mũi….

- Glycopyrrolate: cũng là một trong những loại thuốc làm giảm bài tiết nước bọt ở trẻ em. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc: gây khô miệng và táo bón ở trẻ.

Nhằm giúp hạn chế trẻ chảy dãi mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt. Hãy làm sạch răng miệng và nướu cho trẻ bằng giẻ sạch hay cho trẻ chải bằng bàn chải răng mềm cùng kem đánh răng dành cho trẻ em. Việc này giúp trẻ hạn chế chảy dãi và mùi hôi.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI