Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ và các mẹo nhỏ phòng tránh

Hơn một nửa phụ nữ khi mang thai sẽ gặp vấn đề giãn tĩnh mạch. Các vị trí giãn tĩnh mạch thường gặp là chân và vùng âm hộ, âm đạo.

banner ads

Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở ba tháng cuối thai kỳ. Mẹ mang đa thai có nguy cơ suy giãn tĩnh mach cao hơn.

Các triệu chứng

Biểu hiện thường là các tĩnh mạch sưng giãn và sậm màu. Trên chân có thể sẽ xuất hiện các tĩnh mạch dạng mạng nhện bị vỡ tổn thương.

Ngoài việc xuất hiện tĩnh mạch nổi dưới da, mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch sẽ cảm thấy phù chân, nặng chân và cảm giác đau, mất sức vào cuối ngày.

Chân là vị trí dễ suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu.

Suy giãn tĩnh mạch có thể tạo nên các cục máu đông (huyết khối) gây đỏ và đau. Huyết khối gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy mẹ cần phải đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu này.

Chẩn đoán

Giãn tĩnh mạch có thể được chẩn đoán ngay mà không cần làm các xét nghiệm phức tạp. Tuy nhiên, mẹ cần làm xét nghiệm doppler nếu nghi ngờ có huyết khối xuất hiện gây tắc mạch. Xét nghiệm này không gây đau cho mẹ bầu.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch

Nội tiết tố (hormone)

Hormone giới tính nữ progesterone là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Trong thai kỳ lượng hormone này tăng mạnh, chúng gây ra các tĩnh mạch sợi và tĩnh mạch mạng nhện.

Yếu tố di truyền

Bệnh này cũng có tính chất di truyền. Thường thì chúng sẽ tệ hơn khi mỗi lần mẹ mang thai.

Tác động của tử cung

Lượng máu tăng lên gần 50% khi mẹ mang thai gây áp lực lên tĩnh mạch. Đồng thời sự lớn dần của bào thai cũng khiến cho tử cung chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng chậu và chân khiến tĩnh mạch dễ bị suy giãn hơn.

Đa thai dễ bị suy tĩnh mạch

Mẹ mang đa thai nên áp lực lên cơ thể lớn hơn rất nhiều so với khi mẹ mang đơn thai. Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể tăng nhiều cũng làm cho các vấn đề ở tĩnh mạch dễ xảy ra hơn. Do vậy, nếu mang đa thai thì đa phần các mẹ đều sẽ bị suy giãn tĩnh mạch.

Chăm sóc mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch gần như không thể tránh khỏi khi mẹ mang thai. Do đó, một số mẹo nhỏ sau có thể giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng khó chịu và cải thiện tình hình suy giãn tĩnh mạch:

Nằm kê cao chân giúp mẹ bầu hạn chế được suy giãn tĩnh mạch.

- Mẹ nên thường xuyên đi bộ để giúp máu huyết lưu thông tốt. Tuy nhiên chỉ hoạt động vừa sức. Mẹ cũng không nên mang vác hay xách đồ nặng để tránh gia tăng áp lực lên các mạch máu.

- Không mất kiểm soát tăng cân trong thai kỳ.

- Ngồi ở tư thế thoải mái, không bắt chéo chân gây dồn ép cho tĩnh mạch. Nên kê cao chân khi ngồi hay nằm. Không nên ngồi hay đứng một tư thế quá lâu.

- Mẹ có thể cử động các khớp cổ chân để lưu thông máu.

- Mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang bên trái và nên có gối kê sau lưng. Tĩnh mạch chủ nằm dưới ở phía bên phải nên cách nằm này giúp mẹ giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch ở chân và bàn chân.

- Mẹ không nên mang giày cao gót tránh cho trọng lượng cơ thể mất cân bằng và đổ về một phía.

- Quần áo nên co giãn tốt, nhất là quần. Vì quần áo thoải mái sẽ tránh gây áp lực lên tử cung, vùng bụng và các cơ ở chân. Kể cả với tất vớ mẹ cũng nên chú ý điểm này.

- Mẹ có thể massage nhẹ nhàng cơ thể khoảng 45 phút mỗi ngày để giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.

Việc chống lại chứng suy giãn tĩnh mạch thường mất nhiều thời gian và mẹ bầu nên kiên trì.

Thường triệu chứng này sẽ tự cải thiện sau khi mẹ sinh con được 3 đến 4 tháng.

Mẹ không nên dùng thuốc để điều trị chứng này vì các thuốc đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ nên kiêng trì với các liệu pháp tự nhiên ở trên.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI