Mẹ ơi, đây là cách cho con bú không bị sặc nè!

Tình mẫu tử thiêng liêng sẽ càng thêm gắn chặt sau mỗi lần mẹ cho con bú. Tuy nhiên, không phải mọi người mẹ đều biết cách cho con bú không bị sặc sữa và bú no nê đến giọt cuối cũng của mỗi bầu sữa. 

banner ads

Hóa ra, cho con bú cũng phải học mới biết cách đấy! Đâu sẽ là cách cho con bú an toàn nhất và cho bú lúc nào sẽ có lợi hơn cả cho bé, mẹ cùng xem nhé!

Chọn thời điểm cho bú thích hợp nhất

cach cho con bu 1
Các mẹ nên cho con bú cách khoảng 2-3 tiếng một lần và mỗi lần duy trì từ 20-30 phút

Theo khuyến cáo, các mẹ nên cho con bú cách khoảng 2-3 tiếng một lần và mỗi lần duy trì từ 20-30 phút. Tuy nhiên, các bé đều có một mức phát triển riêng nên việc cho bú cũng cần phải linh hoạt theo nhu cầu mỗi bé. Nếu bé muốn bú thêm ban đêm, mẹ có thể đáp ứng nhu cầu nhưng nếu bé không có nhu cầu bú đêm cũng đừng nên ép bé mà làm ảnh hưởng đến giấc ngủ nhé! Ngoài ra, khi bé đang khóc, đang cười mẹ cũng tuyệt đối không nên cho bé bú lúc này nhé! Sẽ rất dễ bị sặc và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ đấy! Cũng đừng nên để các bé quá đói vì đó là lúc dạ dày của trẻ đã bắt đầu “phản động” và nổi loạn nên sẽ hoàn toàn không có lợi cho việc tiêu hóa của bé. Một khi bé đã nhả núm vú và bụng no căng, mẹ chớ ép bé bú thêm vì nếu bé trớ hết ra ngoài sẽ công cốc đấy!

Cách cho con bú không bị sặc

Có không ít những tai nạn thương tâm, thậm chí dẫn đến tử vong vì mẹ không đảm bảo cho bé bú đúng cách an toàn nhất. Vì vậy, các mẹ hãy nắm cách cho bú không bị sặc dưới đây để đừng bao giờ phải hối tiếc nhé!

cac tu the cho con bu
Các tư thế bú an toàn cho bé

Bước 1: Đặt con nằm trọn vào lòng mẹ

Bước 2: Cho con nằm nghiêng so với mẹ từ khoảng 30 – 45 độ. Tuyệt đối tránh cho bé bú trong tư thế nằm ngửa vì bé sẽ rất dễ sặc sữa. NẾu

Bước 3: Cho con ngậm hết quầng ti, đầu hơi ngửa và lưỡi đặt dưới đầu ti.

Bước 4: Kiểm soát tốc độ bú của bé bằng cách theo dõi lượng sữa bú được và cách sữa tiết ra ngoài, nhất là với các mẹ cho con bú trực triếp. Nếu sữa ra quá nhiều và quá nhanh, bạn nên dùng hai ngón tay trỏ và giữa kẹp bớt đầu ti lại để chặn dòng sữa. Đối với các bé bú sữa bình, nên kiểm tra lại đầu ti vì có thể đầu ti quá lớn so với lực bú của bé. Nếu không thể kiểm soát được cách cho con bú không bị sặc như thế này, bạn có thể chọn mua loại bình có miếng chặn sữa để đảm bảo an toàn cho bé nhé!

Những việc cần làm sau khi cho bé bú

cach cho con bu khong bi tro
Lúc bé vừa bú xong, khum bàn tay lại và vỗ từng cái dứt khoát sau lưng nhẹ

Rất nhiều bé bị trớ sữa sau khi bú không chỉ do bố mẹ chưa biết cách chon con bú không bị sặc mà còn không tìm hiểu cách vỗ lưng cho bé ợ hơi đấy! Vì vậy, các mẹ nào còn chưa nắm được điều này thì nhớ rõ: Sau khi cho bé bú, không đặt bé nằm ngay mà phải bế bé đi dạo trong khoảng 15 phút trước khi nằm; Lúc bé vừa bú xong, khum bàn tay lại và vỗ từng cái dứt khoát sau lưng nhẹ. Với hai cách này, phần khí dư đang tràn đầy khắp trong dạ dày sẽ dần được tống ra ngoài, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn lượng sữa vừa bú được.

Mong rằng với cách cho con bú không bị sặc như trên vừa hướng dẫn, các mẹ sẽ chẳng bao giờ lo gặp nguy hiểm trong lúc bú sữa rồi phải không? Chúc mẹ mát tay, nuôi con ăn ngon, chóng lớn nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI