Mẹ dạy thế này chả trách con mãi không ngoan và càng hư hỏng

Dạy trẻ đúng cách, con có thể trở thành một đứa trẻ ngoan, dạy con sai cách con có thể ngỗ nghịch, bướng bỉnh. Vì vậy, mẹ cần phải tuyệt đối tránh những điều dưới đây để hành trình dạy con giản đơn và thành công hơn.

banner ads

1. Dùng ngôn ngữ thô tục

51651-6-cach-day-con-nghe-loi-cuc-don-gian.jpg

Dùng ngôn ngữ thô tục cho trẻ

Khi nóng giận, cha mẹ thường mất kiểm soát và nói những ngôn ngữ thô tục trước mặt trẻ hoặc ngay cả khi bình thường, cha mẹ vẫn sử dụng ngôn ngữ thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ, thay vì nói đi "vệ sinh", cha mẹ có thể nói "đi ỉa, đi đái". Trẻ nhỏ học rất nhanh, đặc biệt độ tuổi từ 1 - 3 tuổi, ngôn ngữ đang được hình thành trong vô thức, nếu nói thường xuyên con sẽ sử dụng ngôn ngữ thô tục và vô tình trở thành đứa trẻ không ngoan trong mắt người khác.

2. Đối phó với trẻ bằng ngôn ngữ tiêu cực

Khi trẻ có dấu hiệu lười học, thích chơi game, quấy khóc, nhiều cha mẹ thường sử dụng ngôn ngữ tiêu cực để mắng con như đồ lười biếng, đồ hư hỏng, đồ mất dạy... Cha mẹ nên nhớ rằng, trẻ con là con chứ không phải kẻ thù. Mà khi không phải kẻ thù, mẹ không cần dùng những ngôn ngữ tiêu cực để nói. Mẹ nên sử dụng ngôn ngữ tích cực để nói với con.

3. Dùng câu hỏi hoặc câu phủ định với trẻ

51652-1434359649-ajbsngaynaynhungcachdayconsailam.jpg

Không dùng câu phủ định với trẻ

Khi trẻ làm đổ nước ra sàn, mẹ thường có thói quen nói "Sao con làm đổ nước ra sàn", tại sao mẹ không nói, "nước này dùng để uống con ạ" hoặc khi trẻ làm vỡ bình hoa/cốc chén, thay vì nói "Con có bị thương ở đâu không, lần sau con phải cẩn thận nhé" thì cha mẹ thường nói "Tại sao lại làm rơi bình hoa/cốc chén?".

Việc sử dụng câu khích lệ khác nhau có thể khiến một đứa trẻ thay vì sợ hãi tột độ sẽ cảm thấy hợp lý và nghe lời hơn.

4. Bàn luận không hay về trẻ

Thói quen của nhiều người là bàn luận, nhận xét không hay về đứa trẻ như "Nó nghịch như giặc ấy, không ai trông được đâu" hoặc "Thằng đó lười học lắm, nói mãi mà nó chẳng nghe". Chúng ta bàn luận mà không hề nghĩ tới hậu quả mà đứa trẻ gánh. Có thể, từ một đứa trẻ ngoan nhưng nghe những lời nhận xét không hay, thường xuyên về mình, trẻ có thể trở thành người như vậy.

Thay vì nói con nghịch ngợm, mẹ có thể nói "Con hiếu động, thông minh lắm" hoặc nói "Chắc cách học chưa hợp với con nên con chưa tiếp thu được, chúng ta cần xem lại cách con học".

5. Ra lệnh cho trẻ

Thói quen ra lệnh trẻ phải làm thế này, làm thế kia tồn tại trong rất nhiều gia đình hiện nay như con phải học trường này, con không được đánh bạn, con phải ăn món này... Ra lệnh cho trẻ không những không khiến trẻ nghe lời mà còn khiến trẻ làm trái với những gì người lớn nói. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi trưởng thành, việc ra lệnh dường như vô hiệu quả và gây ảnh hưởng tâm lý tiêu cực cho trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI