Mẹ bầu có nên ăn mặn không?

Bà bầu không nên ăn mặn là câu trả lời cho thắc mắc “Có nên ăn mặn trong thai kỳ không?”. Ăn mặn khi bầu bí khiến bà bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, phù nề, nhiễm độc thai nghén…

banner ads

Hãy cùng yeutre.vn tìm hiểu thêm về tác hại khi ăn mặn cũng như nguyên nhân và cách đối phó khi mẹ bị nghén mặn trong thai kỳ nhé.

Nguyên nhân mẹ bầu ăn mặn

Khi mang thai không ít mẹ bầu bị nghén mặn, nguyên nhân thường là:

42827-1-7.jpg

Khi mang thai mẹ có thể thèm mặn bất thường.

- Sự thay đổi của hormone trong thai kỳ, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước…. là những nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu cảm thấy nhạt miệng và muốn dùng muối nhiều hơn.

- Sự thiếu muối trầm trọng của cơ thể do mẹ có thói quen ăn nhạt trước khi mang thai cũng là một nguyên nhân khiến cho mẹ bầu nghén mặn trong thai kỳ.

- Lượng muối cần thiết cho thai phụ tăng từ 1.000.-.2.000 mg muối/ngày lên 2.000 – 4.000 mg/ngày, điều này khiến mẹ bầu tăng lượng muối trong các bữa ăn của mình.

Tác hại khi bà bầu ăn mặn trong thai kỳ

Dù có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu có thể nghén mặn trong thai kỳ. Nhưng việc ăn mặn mất kiểm soát có thể khiến mẹ đối mặt với những vấn đề về sức khỏe như:

- Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến cho cơ thể thường xuyên bị khát nước và thiếu nước. Điều này gây ra những bất thường về lượng chất trong cơ thể và khiến mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người.

42825-1-4.jpg

Giảm dần các món ăn mặn trong bữa cơm là cách để giảm dần nghén mặn cho mẹ bầu.

- Ăn mặn khiến cho nước bọt bài tiết nhiều hơn bình thường và tạo nên môi trường cho các vi trùng phát triển. Điều này khiến cho niêm mạc yếu đi và mẹ dễ bị mắc chứng viêm họng.

- Ăn mặn thường xuyên cũng khiến mẹ phải đối mặt với nguy cơ phù nề và huyết áp tăng cao bất thường.

- Nhiễm độc thai nghén là một nguy cơ bà bầu phải đối mặt khi ăn quá mặn trong thai kỳ.

- Khi ăn mặn nhiều, lượng natri trong cơ thể cũng tăng lên đáng kể khiến áp lực làm việc của tim tăng lên, gây ra các chứng như hồi hộp, khó chịu trong người, choáng đầu, tức ngực, đi tiểu giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

- Thận của thai nhi cũng bị ảnh hưởng xấu khi mẹ ăn mặn.

Bí quyết giúp bà bầu hạn chế thèm món mặn

Với những bà bầu thèm món ăn mặn thì nên thay đổi thói quen của mình một cách khoa học để vừa tốt cho sức khỏe mà vừa không khiến mẹ cảm thấy quá “khổ sở” vì phải ức chế cảm giác thèm mặn của bản thân.

42828-1.jpg

Uống sữa là cách để mẹ bầu giảm cảm giác nhạt miệng và thèm mặn.

Dưới đây là những cách mà bà bầu có thể áp dụng.

- Thực hiện giảm mặn từ từ cho bữa ăn, không nên đột ngột bỏ hết các món ăn mặn ra khỏi thực đơn và chế biến nhạt ngay lập tức, điều này có thể khiến mẹ không thể thích nghi được. Những cách để giảm mặn dần như giảm độ mặn của nước chấm, bớt lượng muối nêm nếm vào thức ăn dần dần…

- Thay đổi cách chế biến món ăn của mẹ bầu. Thay vì giảm cho muối vào cháo hay canh thì có thể tăng thêm lượng rau để giảm độ mặn cho món ăn. Có thể ưu tiên ăn các món luộc, hấp để thay thế cho các món xào, rang, kho… nên hạn chế ăn các món muối như hành củ, củ cải muối…

- Nên hạn chế các món ăn được chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Một số món ăn vặt như: ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v… cũng chứa lượng muối khá lớn mẹ bầu không nên tích trữ chúng bên người để dùng. Xúc xích, lạp xưởng, pho mát, cá khô, các loại mắm… đều là những món ăn nhiều muối không tốt cho sức khỏe, mẹ bầu cũng nên hạn chế.

- Tăng cường các thực phẩm có lợi như sữa, rau xanh, trái cây để giúp mẹ giảm cảm giác thèm ăn mặn và cải thiện thói quen ăn mặn của mình.

- Uống nhiều nước cũng là một cách giúp trung hòa lượng natri có trong cơ thể. Nước giúp cơ thể khử độc, loại bỏ lượng muối trong cơ thể.

42826-1-5.jpg

Thay đổi thực đơn và cách chế biến dần dần là điều mẹ bầu nên làm để hạn chế cảm giác muốn ăn mặn.

- Ăn chậm nhai kỹ cũng là cách để mẹ bầu đánh bay cảm giác nhạt miệng và không cần phải ăn mặn quá nhiều.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cũng là cách giúp mẹ bầu kiểm soát lượng muối.

Cuối cùng, các chứng nghén thường sẽ kết thúc khi bước vào quý thứ hai của thai kỳ nên mẹ bầu không phải quá lo lắng về cơn thèm mặn của mình suốt thai kỳ đâu nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI