Mang thai ở 40 tuổi mẹ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, thông minh

Ngày càng nhiều bà mẹ mang thai khi đã vào top U40. Đây thực sự là một tin đáng mừng cho những người sinh con muộn.

banner ads

Ngày càng nhiều bà mẹ mang thai khi đã vào top U40

Ở tuổi trên 40, rất nhiều bà mẹ không dám nghĩ đến chuyện mang thai và sinh con. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể mang thai lần nữa hoặc mang thai lần đầu.

Những con số kỷ lục về bà bầu U40

Năm 2005, tỷ lệ sinh của phụ nữ 40 tuổi là 9,7 trên 1.000. Con số này đã được cải thiện đáng kể so với 3,8 trên 1.000 vào năm 1981. Cũng trong năm này, những phụ nữ trong độ tuổi từ 40 và 45 mang thai lần đầu tăng 13 lần so năm 1975.

Rõ ràng, những con số này đã minh chứng rằng phụ nữ mang thai trên 40 tuổi đang có xu hướng gia tăng với các điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn của thời đại. Có lẽ chính vì điều này, nên ngày càng nhiều phụ nữ lớn tuổi luôn trong tư thế sẵn sàng để được mang thai như những bà mẹ trẻ khác.

Nếu xét về một phương diện nào đó thì tuổi tác là một tài sản, không phải là gánh nặng. Thực tế, họ dùng chính kinh nghiệm sống và sự trưởng thành cũng như kiến thức để tôn vinh nhiệm vụ mang thai đầy thiêng liêng của chính mình.

Điều cần quan tâm khi mang thai tuổi 40

Mang thai khi tuổi cao có thể dễ dẫn đến nhiều biến chứng hơn. Các bà mẹ này có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, bất thường nhau thai, cao huyết áp, sẩy thai, thai chết lưu… cao hơn những bà mẹ khác. Các con của họ cũng dễ bị các rối loạn di truyền, sinh non và nhẹ cân.

Tuổi cao cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú bì lượng sữa cũng bị hạn chế.

Để tuổi tác không còn là trở ngại

Ngày càng có nhiều phụ nữ mang thai ở tuổi 40

Bất kỳ phụ nữ nào mang thai trên 35 tuổi đều được coi là "bà mẹ lớn tuổi", nghĩa là họ sẽ được đặt vào nhóm có biến chứng cao trong thai kỳ. Nhưng điều đó không có nghĩa là một người phụ nữ trên 40 tuổi mang thai chắc chắn sẽ có bất thường trong thai kỳ. Tuy vậy, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một nền tảng sức khỏe thật tốt bằng cách:

- Khỏe như trước khi có bầu: Để có được điều này, bạn cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhằm kiểm soát biến chứng do tiểu đường hoặc các vấn đề về tuyến giáp hoặc bổ sung ít nhất 400 microgram axit folic.

- Dinh dưỡng và tập luyện tốt: Ăn uống cân bằng, đủ chất; tập thể dục thường xuyên và khám thai định kỳ để kiểm soát lượng đường trong máu.

- Tạo thói quen nghỉ ngơi, thư giãn khi cảm thấy mệt mỏi

- Sau khi sinh, cần phải được trợ giúp để có nguồn sữa mẹ

- Không nhất thiết bà bầu trên 40 tuổi phải mổ lấy thai. Nhưng đó là biện pháp ngăn ngừa biến chứng cao nhất mà bạn có thể lựa chọn.

Yeutre.vn Nguồn: Ps

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI