Mách mẹ cách đi bộ trong thai kỳ tốt nhất

Vận động trong khi mang thai là điều cần thiết để việc sinh nở được thuận lợi, mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Đi bộ là một hình thức vận động được khuyến khích dành cho các mẹ bầu.

banner ads

Nếu mẹ vẫn còn đang băn khoăn về chuyện đi bộ khi mang thai thì những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ.

Lợi ích đi bộ khi mang thai

- Đi bộ khi mang thai giúp cho tim và cơ của bạn khỏe hơn. Điều này sẽ đảm bảo bạn có đủ sức khỏe để vượt cạn và chăm sóc cho con khi bé ra đời. Cơ thể khỏe mạnh cũng đồng nghĩa với việc bạn bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh tiền sản giật hoặc hậu sản sau này.

5044-a19.jpg

Đi bộ giúp cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn.

- Đi bộ ngăn ngừa các nguy cơ béo phì và giảm khả năng bạn mắc bệnh táo bón do nhu động ruột được tác động.

- Đi bộ cũng giúp tử cung co bóp dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao các bà, các chị đi trước luôn khuyên bạn nên đi bộ cho dễ dinh con.

Đi bộ đúng cách khi mang thai

Mỗi một giai đoạn của thai kỳ việc đi bộ cũng có những đặc điểm riêng biệt khác nhau để bảm đảm sức khỏe cho mẹ bầu. Nếu bạn muốn bắt đầu tập đi bộ trong thai kỳ của mình thì cần chú ý những điều sau:

- Ba tháng đầu thai kỳ:Lúc này tuy bụng mẹ bầu chưa cồng kềnh nhưng ngược lại thai nhi chưa bám chắc vào tử cung. Do đó bạn cũng đừng nên ham đi bộ quá lâu, chỉ nên đi chừng 30 phút . Ngoài ra bạn cần trang bị cho mình giầy thể thao phù hợp, bôi kem chống nắng, đội mũ rộng vành nếu đi bộ vào những giờ còn nắng trong mùa hè. Hơn nữa bạn cũng phải đảm bảo uống đủ nước khi đi bộ, không nên để cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, gây ra nguy hiểm.

Địa điểm đi bộ nên là các công viên hay cung đường thoáng, vắng, nhiều bóng cây.

- Ba tháng giữa:Điều thay đổi trong thời gian này là bụng bạn đã khá to. Vì vậy ngoài việc đảm bảo các điều kiện giống như ba tháng đầu bạn còn cần thay đổi thêm tư thế cho phù hợp. Lúc này trọng lượng của bạn luôn luôn phải được chia đều trên hai chân, dáng người thẳng để tránh mất thăng bằng và té ngã.

- Ba tháng cuối:Bụng bạn lúc này đã thực sự đã kềnh càng. Mỗi bước đi của bạn giờ đây đã nặng nề hơn. Vì vậy bạn có thể giảm giờ đi bộ xuống khoảng 15 phút mỗi ngày. Bạn nên đi vào các giờ sáng sớm hay chiều sụp mát để hít thở không khí mát mẻ. Lúc này bạn cũng nên chọn các con đường bằng phẳng để đi cho an toàn và tốt nhất là nên đi gần nhà phòng khi bạn cần sự giúp đỡ.

Những điều cần lưu ý

5043-a18.jpg

Đi bộ cùng người thân để vui hơn và an toàn hơn.

- Nếu bác sĩ khuyên bạn không nên vận động thì tốt nhất bạn nên nghe theo lời khuyên này, tránh cả việc đi bộ dù là chậm.

- Bạn cần luôn luôn quan sát tình trạng cơ thể mình khi đi bộ. Nếu cảm thấy mệt mà chưa đủ 30 phút bạn định đi thì cũng hãy dừng lại để nghỉ ngơi.

- Khi đi bộ chậm bạn nên tập hít vào thật sâu và thở ra chậm rãi. Điều này giúp cho sức bền của mẹ tăng lên và bé cũng khỏe mạnh hơn.

- Nếu mẹ bị chảy máu âm đạo, chóng mặt, hô hấp khó khăn, chuyển động của thai nhi giảm…hay bất cứ triệu chứng bất thường nào khiến cơ thể thực sự khó chịu khi đang đi bộ thì nên ngay lập tức đến bác sĩ để kiểm tra, tránh bị sẩy thai.

- Mẹ bầu có thể đi bộ cùng người thân hoặc bạn bè để có không khí hơn và an toàn hơn khi luôn có người giúp mẹ lúc sự cố xảy ra.

- Mẹ bầu nên mặc đồ nhẹ nhàng và thoáng mát khi đi bộ và nên đi vào lúc trời còn sáng để tránh vấp ngã.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI