Mách mẹ 4 tuyệt chiêu trị dứt tật nói leo ở con trẻ

Nói leo là một trong những tật xấu phổ biến ở trẻ nhỏ và gây phiền cho người lớn. Với những cách hay dưới đây, mẹ có thể chấm dứt ngay tình trạng này ở trẻ.

banner ads

1. Giải thích cho trẻ hiểu "nói leo xấu thế nào?"

cha me noi chuyen voi tre
Giải thích cho trẻ hiểu nói leo xấu thế nào

Hầu hết các bà mẹ đều phản ứng khá gay gắt khi trẻ nói leo hoặc cắt ngang câu chuyện. Những câu nói như: "Tại sao con lại cắt ngang câu chuyện của mẹ" hoặc "Con hư quá, mẹ đang nói chuyện với cô/dì/chú/bác mà", "Trẻ con biết gì mà nói", "Con không được nói leo, có biết nói leo là xấu không" ... quá phổ biến đến nỗi, khi chúng ta đến gia đình nào đó chơi, ở đó có trẻ con khoảng từ 4 tuổi trở lên, chúng ta sẽ gặp rất nhiều phản ứng như trên giữa cha mẹ và trẻ.

Hầu hết chúng ta chỉ mắng trẻ, chỉ trích trẻ mà không bao giờ giải thích cho trẻ hiểu, vì sao nói leo lại xấu. Nếu trẻ biết điều đó là không tốt, chắc chắn trẻ sẽ không bao giờ nói. 

Hãy nói cho trẻ hiểu rằng, đây là phép lịch sự tối thiểu. Khi con muốn nói điều gì, con nên chờ người trong cuộc nói xong và xin phép được có ý kiến. Điều này sẽ khác với nói leo, vì con đã lịch sự xin phép mọi người thì sẽ được mọi người tôn trọng lắng nghe. Ngược lại, khi người lớn nói chuyện, con bỗng nhiên chen ngang câu chuyện sẽ khiến mọi người rất khó chịu và đánh giá con là người thiếu hiểu biết.

2. Giao ước tín hiệu với con

Sẽ thật bất lịch sự nếu chen ngang vào câu chuyện của cha mẹ và khách. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con không được nói bất kỳ điều gì với cha mẹ khi cha mẹ đang có khách. Để tôn trọng khách và thể hiện phép lịch sự, cha mẹ hãy giao ước tín hiệu với trẻ.

Ví dụ, nếu con muốn nói điều gì đó, con có thể đến nói thì thầm vào tai mẹ để xem mẹ có đồng ý lắng nghe ý kiến của con không; hoặc con cũng có thể nhẹ nhàng đến bên mẹ, đặt tay lên tay mẹ để mẹ hiểu con đang muốn bày tỏ điều gì đó. 

Sẽ có rất nhiều giao ước giữa cha mẹ và con cái, tùy theo hoàn cảnh, các bậc cha mẹ có thể áp dụng với con mình. Và quan trọng là cha mẹ cần phải thực hiện nghiêm túc điều này.

3. Dạy con nói một số câu lịch sự

day tre noi
Dạy trẻ một số câu nói lịch sự

Trẻ muốn nói "leo" cũng cần phải có nghệ thuật và phải thể hiện sự lịch sự, hiểu biết của mình. Trong đó, ngoài hành đông, ngôn từ cũng là một cách để thể hiện sự tôn trọng cha mẹ và khách.

Một số câu cha mẹ có thể dạy trẻ khi muốn nói chen ngang vào câu chuyện của cha mẹ và khách như: "Xin lỗi mẹ, có điều này con muốn nói ạ", "Mẹ ơi, con xin phép được hỏi điều này a"... Như vậy, trẻ sẽ phân biệt được nói leo, nói trống không và xin phép phát biểu khác nhau. Cùng là chen ngang vào câu chuyện của người lớn, tùy nhiên, khi bé lịch sự xin phép thì sẽ được tôn trọng và lắng nghe.

4. Nếu trẻ ngắt lời, cha mẹ hãy bình tĩnh

Hẳn là khi trẻ ngắt lời, cha mẹ sẽ rất mất bình tĩnh, to tiếng với trẻ. Tuy nhiên, điều này chẳng giúp ích được gì trong việc giáo dục trẻ và chỉ khiến cho cha mẹ, con cái cãi vã nhau và không hiểu nhau.

Trong tình huống này, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh nói với trẻ giọng điệu bình thường nhưng tỏ ra nghiêm khắc. Và hãy chú ý xem trẻ muốn nói gì, sau đó bạn có thể tiếp tục câu chuyện. Đừng quên sau chuyện này, hãy dạy lại trẻ hiểu về nói leo và phép lịch sự bày tỏ ý kiến khác nhau thế nào.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI