Lưu ý 8 rắc rối trẻ thường gặp ở trường tiểu học

Nếu cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu như sợ hãi tới trường, bị điểm thấp nhiều lần, không chơi với bạn nào… thì đừng bỏ qua. Hãy tinh ý và quan tâm tới trẻ, bởi có thể trẻ đang gặp một vài rắc rối tại trường khiến tâm lý, sức khỏe cũng như tình hình học tập của trẻ sa sút

banner ads

.

1. Trẻ thường xuyên bị trêu chọc ở lớp

20670-tram-cam.jpg

Trẻ có thể bị trầm cảm nếu thường xuyên bị trêu chọc ở lớp

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc trẻ thường sợ hãi hoặc ghét trường học. Thậm chí, việc trêu chọc quá đà của bạn bè cũng trang lứa có thể sẽ khiến con bạn rơi vào trầm cảm. Vì vậy, nếu biết con bi bắt nạt hay trêu chọc tại trường, cha mẹ nên thông báo với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh của các bé.

Nhờ vậy, nhà trường và gia đình sẽ tìm ra giải pháp khắc phục, giúp các bé hòa đồng với nhau hơn. Và con bạn cũng sẽ không còn sợ tới trường như trước nữa.

2. Trẻ bị điểm thấp

Cha mẹ đừng quá chủ quan khi con bị điểm thấp, có thể bé đang gặp phải vấn đề gì đó tại trường nên việc học bị sa sút. Đặc biệt với những bé luôn chăm chỉ học mà điểm vẫn thấp. Nguyên nhân có thể do khả năng tiếp thu của con bị giảm dù con học bài thường xuyên, hoặc có thể con gặp áp lực tâm lý tại trường, gia đình.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên tinh ý tâm sự cùng con để đưa ra giải pháp tốt nhất. Không nên ép con học hành, đạt điểm cao, điều này chỉ khiến con bị áp lực và mất cân bằng trong cuộc sống.

3. Lớp học chia bè phái

20669-lop-hoc-chia-be-phai.jpg

Trẻ có nguy cơ bị cô lập vì lớp học chia bè phái

Đây là vấn đề xảy ra thường xuyên ở trường học, và con bạn có thể bị cuốn vào trò chơi bè phái này. Đó có thể là nhóm sành điệu, nhóm xinh đẹp, nhóm nhà nghèo… Việc làm này có thể sẽ khiến trẻ bị cô lập nếu như trẻ không thuộc nhóm nào, hoặc trẻ sẽ không sống đúng với chính mình khi gượng ép vào một nhóm nào đó.

Cha mẹ hãy đưa ra lời khuyên cho trẻ, giúp trẻ vẫn được mọi người yêu mến dù không theo phái nào.

4. Trẻ nói dối

Nói dối là một trong những đức tính xấu nhưng lại khá phổ biến tại trường học. Trẻ có thể nói dối thầy cô, cha mẹ để không phải đến trường. Trong trường hợp bạn bị mời tới trường vì việc trẻ nói dối giáo viên, bạn bè thì cần phải nhắc nhở con ngay lập tức. Khi bị phát hiện, chắc chắn trẻ sẽ vô cùng xấu hổ về những hậu quả trẻ gây ra.

Do đó, cha mẹ ngoài việc định hướng cho con biết thế nào là tốt, thế nào là xấu hay như cần thành thật trong mọi việc thì đừng quên quan tâm, chắc sóc trẻ để trẻ cảm thấy được yêu thương và sống tốt hơn.

5. Tình trạng bỏ học ở trẻ

Tình trạng này khá phổ biến, đặc biệt với những trẻ cá biệt. Chúng thường trốn học để đi chơi game chẳng hạn. Bạn hãy cố gắng để trẻ không theo bạn bè xấu nghỉ học, nói dối thầy cô, cha mẹ.

Tốt nhất, bạn hãy thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập của con một cách chi tiết. Đồng thời, cha mẹ cần kết hợp với nhà trường để đưa ra các giải pháp giáo dục, giám sát các tiệm game gần trường chẳng hạn, nhờ đó sẽ cải thiện được tình hình học tập của con bạn cũng như những trẻ nhỏ tại trường.

6. Đánh nhau

20668-tre-danh-nhau.jpg

Đánh nhau sẽ khiến trẻ bị thương, học sa sút

Đừng đợi con bạn lớn mới quan tâm tới vấn đề đánh nhau ở trường học. Trẻ ở độ tuổi này cũng thường xuyên gây gổ đánh nhau vì các lý do như không cho bạn xem bài, học giỏi hơn… chẳng hạn.

Đánh nhau sẽ gây ra nhiều hậu quả lớn như việc học sa sút, bị thương, thậm chí trẻ có thể bị đình chỉ việc học tạm thời, không cho lên lớp… Vì vậy, các mẹ đừng quên định hướng, khuyên răn để con có lối sống tích cực tại trường học.

7. Trẻ chửi bậy

Việc chửi bậy ở trẻ vẫn có thể diễn ra tại trường học, dù đây là môi trường giáo dục lành mạnh. Chửi bậy sẽ dẫn tới những hành vi không tốt ở trẻ đối với giáo viên, bạn bè, và trở thành người xấu trong mắt mọi người.

Bạn nhớ thường xuyên theo dõi cách nói chuyện của con. Nếu con có phát ngôn những câu nói chưa đúng thì cần phải uốn nắn ngay lập tức. Cha mẹ cũng nên giải thích cho trẻ hiểu, vì sao những lời nói đó lại không hay và nó sẽ khiến người nghe khó chịu như thế nào.

8. Trẻ không có bạn

Đừng chủ quan nếu con bạn đã vào lớp 1 quá lâu mà không có bạn chơi cùng. Bởi có thể con bạn đang là đối tượng trêu chọc của cả lớp hoặc sống quá khép kín. Hãy tìm hiểu lý do vì sao con lại không có bạn và giúp con sớm hòa đồng với bạn bè để trẻ có thể phát triển và học tập toàn diện.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI