Làm gì khi trẻ không chịu "ạ" người lớn khi đi chúc Tết?

Mẹ có biết vì sao trẻ lại không chịu "ạ" người lớn vào dịp tết dù cha mẹ đã tìm mọi cách "dụ dỗ" trẻ? Mẹ phải làm thế nào để con vui vẻ chào hỏi mọi người một cách lễ phép, ngoan ngoãn?

banner ads

1. Vì sao trẻ không chịu "ạ" người lớn?

tre chuc tet
Không phải lúc nào trẻ cũng chịu chào hỏi người lớn

Chúng ta luôn cho rằng, đứa trẻ khi mới lớn biết chào hỏi, "ạ" người lớn tuổi, đặc biệt là ông bà mới là đứa trẻ ngoan và được mọi người khen ngợi. Ngược lại, nếu đứa trẻ đó không chịu chào hỏi, lễ phép "ạ" ông bà, cha mẹ hay người lớn sẽ bị quy kết là lì lợm? Điều này thực hư thế nào và quy kết cho trẻ như vậy liệu có quá oan ức cho trẻ?

Theo các chuyên gia, một đứa trẻ "lì" nói, "lì" ạ, "lì" làm theo yêu cầu của cha mẹ là tín hiệu tốt thay vì xấu như mọi người vẫn lầm tưởng. Theo đó, Gs. Amanda, ĐH Columbia, Mỹ đã cho biết, các vùng não bộ sẽ chi phối hoạt động học và phản ứng ngôn ngữ của trẻ. Trong đó, trước 2 tuổi, trẻ đang học ngôn ngữ và rất yêu thích ngôn ngữ. Trẻ thích bắt chước người lớn, nên thường xuyên nói lại từ, phát âm theo và người lớn nói gì trẻ cũng nghe. Tuy nhiên, trên 2 tuổi, các vùng não bộ bắt đầu phát triển và hình thành tính độc lập giúp trẻ đối phó với những tình huống phức tạp hơn. Do đó, trẻ sẽ không lặp lại từ người lớn nói, không nghe điều bạn bảo. Tuy nhiên, những gì bạn dạy trẻ, trẻ vẫn tiếp thu như một chiếc máy thu.

Do đó, những biểu hiện như không chịu nói "ạ" dù cha mẹ đã hướng dẫn trẻ, "mớm lời" cho trẻ hoặc trẻ nép mình, cúi đầu, nhìn lén ai đó đều cho thấy biểu hiện bình thường và phát triển tốt của vùng não bộ (vùng phát triển tính độc lập). Trẻ sẽ tự điều chỉnh cảm xúc của mình theo thời gian, mỗi ngày mẹ sẽ thấy trẻ thay đổi rất nhiều. 

Ngày hôm nay, con có thể không chịu nói "ạ" nhưng có thể vào ngày mai con sẽ tiếp thu và tự mình điều chỉnh cảm xúc, nhận ra người thân quen, phân biệt được người lạ và nói "ạ" như một sự nhận thức thực sự.

2. Làm gì để trẻ vui vẻ nói "ạ"?

tre nhan li xi
Cha mẹ cần khéo léo để giúp trẻ "ạ" người lớn một cách vui vẻ

Để trẻ có thể hiểu và nói "ạ" một cách vui vẻ, cha mẹ cũng cần phải có nghệ thuật dạy con. Theo đó, cha mẹ tuyệt đối không nên nói: "Sao con lì mặt ra vậy, nói dạ đi con" hoặc quy kết trẻ: "Nó lì lắm, nói mãi mà nó không chịu nghe". Những câu nói tưởng vô tình nhưng lại mang tính sát thương rất cao. Trẻ nhỏ tuy chưa học đủ ngôn ngữ để biện minh cho mình nhưng chúng cũng hiểu cha mẹ nặng lời và không yêu thương trọn vẹn.

Do đó, khi con chưa nói "ạ" cha mẹ hãy vui vẻ để lần sau con nói. Ngoài ra, trước khi khách tới chơi, cha mẹ có thể trò chuyện cùng con và dặn dò con. Cha mẹ cần hiểu, đối với trẻ, chỉ có cha mẹ và những người thường xuyên gặp mới là người quen. Một người mà ít nhất 3 tiếng mỗi ngày không gặp trẻ thì sẽ trở thành người lạ với trẻ. Vì vậy, bắt một đứa trẻ chào hỏi họ là một điều hết sức vô lý và cực kỳ khó khăn.

Vì thế, khi khách tới nhà, mẹ hãy luôn thân thiện với khách, hãy cho con tiếp xúc với người lạ, bé sẽ xem biểu hiện cảm xúc của họ thế nào và dần dần trở nên thân quen hơn, bé sẽ giao tiếp tốt hơn và chuyện "ạ" người lớn không có gì khó khăn.

Yeutre. (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI