Lạm dụng bột ăn dặm có sẵn trẻ có nguy cơ biếng ăn kéo dài

Bột ăn dặm là một trong những thực phẩm tiện dụng cho các bà mẹ bận rộn ngày nay. Tuy nhiên, bột ăn dặm cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn mà ít mẹ ngờ tới.

banner ads

1. Vì sao bột ăn dặm khiến trẻ biếng ăn?

51052-afamilyandam2.jpg

Bột ăn dặm có nguy cơ khiến trẻ biếng ăn

Chúng ta thường nghe quảng cáo, bột ăn dặm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và dành riêng cho trẻ từ 4 tháng trở lên. Chúng ta cũng ít nghe, bột ăn dặm sẽ khiến trẻ biếng ăn kéo dài dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bột ăn dặm công nghiệ dành cho bé từ 4 hoặc 6 tháng tuổi trên thị trường có chứa rất nhiều gia vị, trong đó có rất nhiều đường hoặc muối. Bột ăn dặm gần như chuẩn bị một lượng gia vị đầy đủ cho bé (lẽ ra ở giai đoạn này bé chưa cần ăn thêm gia vị) và bé sẽ không chấp nhận ăn những vị khác trong thời điểm đó. Điều này khiến mẹ nghĩ rằng, bé thích ăn bột ăn dặm và cứ liên tục cho bé ăn đến khoảng 7 hoặc 8 tháng tuổi.

Tuy nhiên, sau một thời gian, não bộ cũng như vị giác trẻ bắt đầu phát triển, trẻ không còn hứng thú với gia vị pha sẵn trong bột ăn dặm và có biểu hiện ngậm miệng, quay đầu, khóc, biếng ăn. Mẹ sẽ không đổ lỗi biếng ăn của trẻ lên bột ăn dặm vì mẹ không thể hiểu được cảm giác của bé từ "chỉ thích ăn bột ăn dặm đến không thích ăn bột ăn dặm nữa". Cha mẹ bắt đầu quy kết trẻ biếng ăn mà không hiểu vì lý do gì.

Ngoài ra, trong bột ăn dặm còn chứa nhiều chất phụ gia, gia vị và là hỗn hợp của nhiều thực phẩm khiến bé khó tiêu, đầy hơi, mất hứng thú với chuyện ăn, dẫn tới biếng ăn. Những cảm giác này chỉ một mình bé hiểu và cha mẹ khó có thể nhận biết.

2. Mẹ nên cho trẻ ăn bột ăn dặm thế nào mới đúng cách?

51051-1559769102008654819143821419914584n2.jpg

Phân loại thức ăn khi cho trẻ ăn

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, nếu người mẹ có thời gian nên sử dụng các thực phẩm từ tự nhiên và nấu thành bột cho trẻ ăn thay vì mua bột ăn dặm làm sẵn ngoài thị trường để tránh tình trạng biếng ăn của trẻ sau này.

Trong đó, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ ăn ít nhất từ 5.5 tháng - 6 tháng, không nên ăn sớm quá hoặc muộn qus. Mẹ nên bắt đầu cho trẻ làm quen với 1 món trong 3 ngày đầu sau đó mới giới thiệu món mới.

Món đầu tiên được giới thiệu nên là bột đơn (gạo), tiếp theo là giới thiệu từng loại rau, củ, quả, nên giới thiệu từng loại trước, khi bé làm quen gần hết, mẹ kết hợp các loại rau, củ, quả, thịt với bột đơn cho bé.

Việc cho bé ăn thử từng món một trong vài ngày sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm quen dễ dàng với các loại thực phẩm và khi mẹ kết hợp lại cũng không ảnh hưởng nhiều tới hệ tiêu hóa. Chưa kể, cách cho trẻ ăn như trên sẽ hạn chế tối đa tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ và tránh tối đa tình trạng biếng ăn sau này ở trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI