Hướng dẫn mẹ cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh tránh bị nhiễm trùng

Các mẹ đã biết cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh chưa? Nếu chưa, hãy cùng theo dõi các bước chăm sóc rốn dưới đây để tránh những sai sót có thể khiến bé gặp những biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm nhé!

banner ads
thay bang ron cho tre so sinh 1
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là một trong những việc vô cùng quan trọng của mẹ sau sinh

Một trong những việc quan trọng đầu tiên bố mẹ phải làm quen khi chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh chính là giữ gìn rốn và khu vực quanh rốn của bé luôn sạch sẽ. Thông thường, việc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện ngay sau khi bé chào đời và người chạm đến rốn trẻ đầu tiên chính là các y tá hoặc các bác sĩ. Sau đó, khi bé được chuyển về giường mẹ, hàng ngày các nữ y tá vẫn tiếp tục hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc rốn cho bé sau mỗi lần tắm. Những lúc như vậy, các mẹ sẽ được nghe họ hướng dẫn cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn y tế để đảm bảo không để bất cứ những biến chứng xấu nào có thể xảy ra. Dưới đây là các bước hướng dẫn cụ thể:

Học cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh chỉ với 5 bước đơn giản

thay bang ron cho tre so sinh 2
Quy trình rụng rốn của trẻ để mẹ dựa vào đó biết cách chăm sóc rốn cho bé

Như đã nói, việc thay băng rốn thường được thực hiện ngay sau khi tắm bé. Lý do rất đơn giản là bởi sau khi tắm, trẻ sẽ được diệt khuẩn một phần và nhờ đó ngăn ngừa được viêm nhiễm. Để thay băng rốn cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý chuẩn bị những vật dụng sau:

- 1 chai cồn 70 độ

- Bông băng

- Gạc vô trùng

- Tăm bông vô trùng

- Băng dính y tế

Các bước thực hiện như sau:

– Bước 1: Rửa tay chân sạch sẽ bằng nước và xà phòng, sau đó khử khuẩn bằng cồn 70 độ.

– Bước 2: Nhẹ nhàng gỡ băng quấn rốn ra để tránh cuống rốn dính vào băng và bong ra khi chưa kịp khô. Nếu quá dính, tốt nhất nên dùng kéo cắt đứt phần băng.

– Bước 3: Để mắt nhìn rõ những bất thường quanh chân rốn như sưng đỏ, có mủ, có máu hoặc mùi hôi. Nếu có phải đưa trẻ đi khám ngay tại các bệnh viện Nhi gần nhất. Nếu không, tiếp tục thực hiện các bước sau.

– Bước 4: Dùng cồn 70 độ chậm vào bông tăm diệt khuẩn và chấm quanh chân rốn, sau đó lau qua thật nhẹ. Nên nhớ lau sạch cả vùng da quanh rốn trong bán kính 5cm trở lại.

– Bước 6: Đắp miếng gạc vô trùng lên vùng rốn, sau đó quấn băng rốn cho trẻ sơ sinh lại để giữ ổn định cuống rốn khi bé mang tã.

Lưu ý, trong cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh này, bạn phải dùng loại băng y tế mỏng và vô trùng. Tránh dùng băng vải kín và quấn quá chặt khiến cuống rốn khó khô và dễ mưng mủ. Trong 2-3 ngày, có thể dùng băng rốn nhưng sau đó, khi cuống rốn bắt đầu khô, có thể gỡ ra và đợi nó rụng đi tự nhiên.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Khô thoáng, vệ sinh và để rốn rụng tự nhiên là những yếu tố giúp bé tránh khỏi những biến chứng nhiễm trùng rốn nguy hiểm. Thông thường, sau khi sinh từ 7 – 10 ngày, các bé đều rụng rốn nhưng có thể một số bé sẽ rụng chậm hơn khoảng một vài ngày. Điều này hết sức bình thường và bố mẹ không có gì phải lo lắng cả nhé! Nếu muốn đảm bảo hơn khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần nhớ những điều sau:

thay bang ron cho tre so sinh 3
Một ví dụ rốn trẻ bị rỉ dịch hôi bất thường

- Luôn tuân thủ cách quấn băng rốn cho trẻ sơ sinh, không dùng băng quấn quá dày và quấn quá chặt vì như thế sẽ dễ làm vết thương mưng mủ.

- Khi mang tã cho bé, phải luôn mặc dưới rốn để tránh nước tiểu và chất thải dấy lên vùng rốn chưa kịp khô.

- Cho bé mang quần áo thoải mái nhất, không quá chật và bó sát.

- Ngoài gạc vô trùng, không dùng vải tùy tiện để vệ sinh rốn.

- Tránh dùng thuốc bột dân gian hoặc thuốc bôi tùy tiện để thoa lên rốn bé.

- Khi thấy rốn có dấu hiệu: Sưng đỏ, mưng mủ, rỉ dịch hôi hoặc chảy máu, chồi hạt mọc trong hoặc rốn quá 3 tuần chưa rụng thì phải ngay lập tức đưa trẻ đi khám.

Mong rằng với cách quấn băng rốn cho trẻ sơ sinh và chăm sóc những ngày rốn chưa rụng trên đây, các mẹ sẽ thêm tự tin hơn trong vai trò làm mẹ của mình nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI