Giải mã hiện tượng đau lưng ở phụ nữ sau sinh

Theo thống kê có tới 40% phụ nữ sinh bị đau lưng, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do một số yếu tố sau.

banner ads

Dây chằng bị giãn trong quá trình mang thai và sinh con

13487-ba-bau-dau-lung.jpg

Mang thai là một nguyên nhân khiến mẹ đau lưng.

Khi mang thai, cùng với quá trình em bé lớn lên từng ngày trong bụng mẹ, bắt buộc các cơ và dây chằng vùng xương chậu, cột sống phải co giãn để giúp giữ thăng bằng cho mẹ. Điều này ảnh hưởng đến vùng lưng, khiến cho các hệ thống dây chằng và các cơ vùng lưng bị lỏng lẻo, không ổn định vì thế thường xuyên xảy ra hiện tượng đau lưng.

Còn sau sinh, do thay đổi về nội tiết tố, các dây chằng và cơ trong quá trinh sinh nở phải co giãn, nới rộng ra chưa thể phục hồi lại trạng thái ban đầu được cũng gây hiện tượng đau lưng.

Giải pháp: Sau sinh trong vòng 24 giờ, người mẹ nên được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn. Chỉ nên nằm nghỉ trên giường. Sau 24 giờ, nên vận đông đi lại nhẹ để giúp đào thải nhanh nước ối và dịch ứ đọng ở tử cung ra ngoài. Vận động cũng giúp máu lưu thông tốt hơn và ngoài ra còn có tác dụng giảm đau lưng.

Thiếu canxi

Trong quá trình mang thai người mẹ phải chia sẻ lượng canxi để giúp thai nhi phát triển hệ xương. Vì thế khi mang thai, nhu cầu về canxi của người mẹ cao gấp nhiều lần người bình thường.

Trong khi chế độ ăn uống bình thường của thai phụ không thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con. Càng đến ngày sinh, nhu cầu canxi em bé trong bụng mẹ càng lớn, chính sự phát triển đột biến về hệ xương của bé gây đau lưng ở người mẹ.

Còn sau khi sinh, cơ thể người mẹ yếu ớt, quá trình “vượt cạn” phải hao tổn nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, khi cho con bú người mẹ bị thiếu hụt đi một lượng canxi đáng kể để cung cấp cho em bé thông qua sữa mẹ, vì thế dễ bị thiếu canxi dẫn đến đau lưng là điều khó tránh khỏi.

Giải pháp: Khi mang thai, người mẹ cần được bổ sung hàm lượng canxi cần thiết đủ cho cả mẹ và con. Bên cạnh đó, thai phụ không nên ăn quá nhiều sẽ dễ bị dư thừa cân nặng tạo sức ép lên vùng lưng, gây tổn thương cho dây chằng và cơ bắp. Vì vậy mẹ nên bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi.

Sau sinh, mẹ nên tăng cường chế độ dinh dưỡng đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như sữa để bù đắp lại năng lượng đã mất và cân bằng hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể để duy trì sức dẻo dai của cơ bắp và phòng chống loãng xương.

Do tập luyện không đúng cách

13489-tam-cho-em-be.jpg

Việc phải thường xuyên ẵm bồng con cũng gây đau lưng cho mẹ.

Sau sinh, do bạn phải cho em bé bú và chăm sóc em bé mỗi ngày. Vì thế, bạn sẽ phải thường xuyên cúi xuống để tắm cho em bé, thay quần áo, tã bỉm hoặc phải làm việc quá sức, gây sức ép lên vùng cơ thắt lưng gây căng cơ và đau lưng.

Giải pháp: Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Nên tránh mang vác đồ nặng hoặc làm việc quá sức. Nên nhờ người thân giúp đỡ việc nhà, giặt giũ và chăm em bé khi bạn mới sinh sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, khi tắm cho em bé bạn nên đặt trẻ ở vị trí vừa tầm, không được đặt quá thấp khiến bạn phải cúi xuống nhiều sẽ không tốt.

Cho con bú sai tư thế

Các bà mẹ có thói quen khi cho con bú thường cúi mặt xuống để ngắm thiên thần nhỏ của mình. Hành động này tưởng chừng vô hại nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn đau lưng sau sinh. Vì để nhìn được mặt bé, bạn cúi đầu xuống mức thấp nhất khiến các cơ và dây chằng bị căng hết cỡ nên dẫn đến đau lưng.

Giải pháp: Nên thay đổi tư thế cho con bú thường xuyên để giảm áp lực cho một bên hông vừa tạo cảm giác thoái mái và chống mệt mỏi. Nên chọn tư thế cho con ngủ thoải mái hơn. Nếu trẻ bú lâu, thỉnh thoảng mẹ nên dùng tay xoay cổ, lắc cổ hoặc vặn nhẹ phần lưng. Khi con bú xong nên nằm nghỉ khoảng 10 phút, để các cơ được nghỉ ngơi, thư giãn.

Ngoài ra, nên cho trẻ nằm sát người mẹ khi bú để tránh tạo áp lực lên vùng lên.

Do sinh mổ

13488-sinh-mo.jpg

Khi sinh mổ bác sĩ dùng thuốc tê nên để lại tác dụng phụ sau sinh.

Nhiều phụ nữ thường bị đau lưng sau khi sinh mổ, nguyên nhân là trong quá trình vượt cạn các bác sĩ sử dụng thuốc gây tê lên tủy sống, vị trí gây tê nằm ngay tủy sống dưới lưng. Điều này giúp giảm đau đớn trong quá trình mổ, khi gây tê có thể bạn không bị đau nhưng khi thuốc hết tác dụng sẽ cảm thấy đau. Hoặc đó cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây tê.

Giải pháp: Không làm việc nặng và vận động quá sức, cho con bú đúng tư thế… là điều mà bạn nên làm để giảm đau lưng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI