Độc lập tài chính trong hôn nhân

Bước chân vào hôn nhân, không ai nghĩ đến chuyện đổ vỡ. Nhưng có một thực tế là tình trạng ly dị của các cặp vợ chồng trẻ đang trở lên phổ biến. Vì vậy, chuyện độc lập về tài chính dù là giải pháp để phòng hờ thì vẫn luôn là giải pháp được đánh giá an toàn.

banner ads

Giải pháp an toàn

5855-ke-hoach-tai-chinh-cho-doanh-nghiep.jpg

Độc lập tài chính luôn được đánh giá là giải pháp an toàn khi hôn nhân xảy ra... sự cố

“Trước khi cưới, vợ chồng mình thống nhất với nhau, mỗi người đều có nghĩa vụ đóng góp 70% lương để sinh hoạt và tiết kiệm. Còn lại thì của ai nấy giữ. Sau một năm chung sống, mình thấy rất thoải mái”, Quỳnh Anh (28 tuổi, nhân viên PR) chia sẻ. Theo Quỳnh Anh, độc lập về tài chính là cách trân trọng thành quả lao động của bản thân. Không phải vợ chồng nào cũng có thu nhập ngang nhau nhưng đều phải có trách nhiệm như nhau đối với gia đình nên nếu hoạch định tài chính theo kiểu cũ, mỗi người có bao nhiêu nộp bấy nhiêu thì rất có thể người chồng hoặc người vợ sẽ ỷ lại nếu như người bạn đời có thu nhập cao… Đây cũng là mẫu số chung của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện đại. Cùng chia sẻ phí sinh hoạt, cùng góp những khoản chi lớn, còn thì “hồn ai nấy giữ”.

Với Ngọc Hà (37 tuổi) từng qua cuộc hôn nhân thất bại thì chuyện độc lập về tài chính là bài học xương máu. Năm năm chung sống được chồng đưa lương hàng tháng nhưng nếu tính toán chi ly thì chẳng còn được bao nhiêu vì cách vài ngày chồng lại lấy một ít để xài. Thế là nghiễm nhiên chị phải gồng mình tự cân đối tất cả các khoản thu chi để đảm bảo sinh hoạt gia đình. Đến khi chia tay, nhìn cái quỹ “lậu” của chồng chị mới té ngửa. Thu nhập gấp 3 lương chồng, thế mà ngày về với mẹ, ngoài thằng con thì chị tay trắng.

Nhìn chung, nếu hai vợ chồng có thể nắm rõ tài chính của nhau và cùng bàn bạc thống nhất được thì nên xác định chuyện quỹ riêng. Như vậy, quyền lợi cá nhân và quyền lợi của gia đình đều được thỏa mãn. Không chỉ vì nếu có chuyện không may thì mỗi người đều có thể tự chủ cuộc sống của mình, mà ngay cả khi chung sống, mỗi người có sự tự chủ trong sinh hoạt cá nhân cũng giúp cuộc sống dễ thở hơn. Vợ hoặc chồng ít đay nghiến nhau vì mức tiêu cho bản thân quá nhiều, cũng không ỷ lại vào người khác. Đồng thời, nếu dư dả có thể có những món quà thật sự bất ngờ dành cho nhau, như anh Thanh Liêm (30 tuổi, kỹ sư) chia sẻ. Tuy nhiên, để việc độc lập về tài chính không làm sứt mẻ tình cảm vợ chồng, việc duy trì quỹ này đòi hỏi những nỗ lực rất lớn.

Duy trì độc lập tài chính

Có quỹ riêng rất dễ, nhưng duy trì để quỹ riêng làm cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn thì khó rất nhiều. Sự độc lập về tài chính thường dẫn đến hai vấn nạn là sự chênh lệch mức quỹ của hai vợ chồng khiến việc độc lập này không còn công bằng, dễ dẫn đến tình trạng sứt mẻ vì ai cũng nhăm nhăm biến quỹ riêng thành quỹ chính.

5856-vo-chong-cainhau1.jpg

Tuy vậy, sự độc lập tài chính trong hôn nhân cũng có nguy cơ dẫn đến tình cảm vợ chồng sứt mẻ

Đặc biệt nguy hiểm là chuyện biến quỹ riêng thành quỹ đen để chung chi cho những mục đích phá hoại hôn nhân. Vì vậy, trước khi lập quỹ, người trong cuộc cần tỉnh táo, phải chắc chắn nắm rõ tài chính của bạn đời. Đồng thời, nên lập ra một kế hoạch chi tiêu chung chi tiết và xác định mục tiêu lớn cho tương lai như mua xe, mua nhà, đi du lịch… để phần dành cho quỹ riêng bao giờ cũng phải ít hơn nhiều so với quỹ chung của gia đình.

Yeutre.vn

Những bước căn bản để độc lập tài chính

- Đánh giá mục tiêu tài chính dài hạn của bản thân.

- So sánh kế hoạch chi tiêu gia đình với chi tiêu thực tế bao gồm cả những chi phí có thể phát sinh. Sau đó lập ra kế hoạch dòng tiền cho hàng tuần hoặc hàng tháng.

- Lập mục tiêu lớn để là hướng phấn đấu cho tương lai gia đình.

- Giao tiếp tốt với bạn đời về tài chính để cho mối quan hệ bền vững, tạo sự tin tưởng và tôn trọng nhau.

- Bàn bạc thường xuyên về tiền bạc để đảm bảo thời gian giải quyết các vấn đề tài chính nảy sinh, đồng thời tránh nhìn phiến diện về nhau.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI