Đi tướt là gì? Nguyên nhân trẻ đi tướt và cách khắc phục tình trạng này

Đi tướt là gì, làm sao để nhận biết trẻ đang bị đi tướt, nguyên nhân gây ra hiện tượng và cách giải quyết vấn đề đi tướt ở trẻ như thế nào là điều mà các mẹ có con nhỏ ai cũng quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!

banner ads

1. Đi tướt là gì?

tre bi di tuot
Đi tướt là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ

Đi tướt là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn bé tập lẫy và mọc răng. Biểu hiện của đi tướt khá giống với bệnh nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy ở trẻ. Tuy nhiên, khi bị đi tướt, bé vẫn có thể ăn và chơi bình thường, không bị sốt và cũng không hề quấy khóc, đồng thời phân thường có màu vàng ngả xanh giống như hoa cải nhưng không có hiện tượng sống, nhầy và nhiều bọt như khi bị tiêu chảy. 

2. Nguyên nhân trẻ bị đi tướt

Đi tướt thường diễn ra ở giai đoạn trẻ mọc răng vì lúc này nước bọt của bé sẽ được tiết ra nhiều hơn, một loại enzym được phóng thích, khi trẻ nuốt vào đường ruột sẽ lập tức “phản ứng” và xuất hiện hiện tượng đi tướt ở trẻ.

Mỗi ngày, trẻ có thể đi tướt từ 5 – 6 lần hoặc có thể nhiều hơn. Như đã nói, hiện tượng này hết sức bình thường nên các mẹ có thể an tâm. Chỉ khi bé có hiện tượng quấy khóc, không chịu ăn uống, phân sống, loãng và có bọt hoặc là thời gian đi tướt kéo dài hơn tuần lễ, cần đem đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xem xét vấn đề và xử lý kịp thời. Nếu có những biểu hiện đó, khả năng thức ăn và sữa của bé đã có vấn đề gây nhiễm khuẩn đường ruột.

3. Cách xử lý khi trẻ bị đi tướt

xy ly khi tre di tuot
Cho bé uống ép cà rốt chín khi bị đi tướt

Đi tướt là gì các mẹ đã nắm được rồi, nó là những hiện tượng bình thường, báo hiệu một giai đoạn phát triển mới của trẻ, tuy nhiên vẫn cần có các biện pháp xử lý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trước hết, bố mẹ không cho con ăn sữa trong ít nhất 2 ngày đầu kể từ khi thấy trẻ bị đi tướt. Thay vào đó cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước đường, nước cà rốt chín, nước có pha muối khoáng,…để bù lại lượng nước đã mất do bé đi lỏng đồng thời vẫn cấp đủ dinh dưỡng cho bé mà tạm thời không cần tới sữa.

Với những bé đã lớn từ trên 5 tháng tuổi, bố mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn chống tiêu chảy như khoai lang hoặc chuối. Cần nhớ phải nghiền thật nhuyễn thức ăn để tránh làm bé bị hóc hoặc nghẹn. Trường hợp các bé bị nôn ói, nên chọn thức ăn lạnh để cho bé ăn.

Lưu ý: Chế độ ăn này chỉ nên áp dụng trong vòng 2 ngày. 

Sau bài viết này, hi vọng những bà mẹ trẻ đã biết hiện tượng đi tướt là gì và khác với tiêu chảy ở trẻ là như thế nào rồi. Đừng quá hoang mang khi thấy trẻ đi tướt, thay vào đó hãy vui mừng vì nó đánh dấu một giai đoạn trưởng thành mới của con yêu.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI