Dạy gì cho con trong suốt 40 tuần

Bạn đừng nghĩ thai nhi trong bụng thì biết gì mà dạy. Lầm to rồi đấy nhé! Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những kiến thức thai giáo hữu ích nhất trong suốt 9 tháng 10 ngày.

banner ads

PHẦN 1: 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Tháng đầu tiên tinh thần lạc quan của mẹ là tất cả cho con

5225-3-bau-1.jpg

Hãy quẳng hết những gánh lo và tận hưởng trọn vẹn niềm vui thai kỳ

Tin vui đã đến với mẹ, điều này thật sự rất tuyệt vời. Thế nhưng đi cùng với đó là một chuỗi những lo lắng thường trực về chế độ ăn uống, về sức khỏe, về việc kiêng cữ, lịch thăm khám… Có quá nhiều thứ trong đầu như thế này hẳn sẽ khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, cứ lo lắng nhiều điều lại chẳng thể giải quyết được gì mà thậm chí còn có hại cho thai nhi hơn.

Thay vào đó, bạn có thể tìm cách thư giãn như: cùng chồng dạo bộ nhẹ nhàng, chậm rãi, vừa đi vừa hít thở không khí trong lành, tăng cường những giây phút gắn kết tình vợ chồngson sẻ. Vào dịp cuối tuần có thể cùng chồng đi xem phim, xem ca nhạc, vào quán cà phê như lúc mới yêu nhau. Những việc làm nho nhỏ này sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho bạn và con.

Tháng thứ 2, cha mẹ bắt đầu đặt tên cho con để dễ chuyện trò

Hãy tiếp tục giữ vững tinh thần thoải mái, tươi vui vì nên nhớ rất nhiều người phụ nữ đang mong chờ được lãnh nhận thiên chức thiêng liêng như bạn. Hãy dẹp qua suy nghĩ “mang nặng, đẻ đau” để hướng đến lối nghĩ lạc quan, tích cực.

Lúc này, vai trò của người cha trở nên rất quan trọng. Bố hãy làm cho mẹ cảm thấy được yêu thương hơn bao giờ hết. Hãy quan tâm, chăm lo cho mẹ bé nhiều hơn, giúp đỡ mẹ trong mọi việc, cùng mẹ bé đi chơi, giải trí. Những cử chỉ nhỏ như mang bữa sang tới giường cho mẹ, xoa lưng mẹ khi mẹ bị nôn… đều sẽ khiến mẹ cảm thấy hạnh phúcvô bờ.

Bố cũng đừng quên hỏi han, vuốt ve em bé trong bụng mẹ. Cả bố và mẹ hãy bắt đầu nghĩ cho con mình một cái tên, lúc rảnh cùng vuốt ve, trò chuyện và gọi tên bé. Tuy lúc này em bé chưa thể cảm nhận và hiểu được tiếng nói của ba mẹ nhưng sự quan tâm ấy của bố chính là món quà tinh thần đầy ý nghĩa dỗ dành mẹ khi tiếp nhận những thay đổi mới mẻ từ cơ thể mình.

Tháng thứ 3, ba là bờ vai cho hai mẹ con

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ được xem là mệt mỏi nhất khi chứng ốm nghén hành hạ mẹ nhiều. Kéo theo đó là sự mệt mỏi, mất sức và những lo lắng sẽ khiến mẹ dễ cáu gắt, nổi giận vô cớ. Do đó, người chồng hãy trở nên những người đàn ông độ lượng và sẵn sàng vỗ về người vợ của mình vì đơn giản đó là những phản ứng sinh lý và tâm lý của thai kỳ.

5228-vochong1.jpg

Trong những tháng đầu thai kỳ tính nết vợ có thể thay đổi thất thường, chồng nên quan tâm và trở thành chỗ dựa vững chắc cho nàng

Mặt khác, do thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể nên mẹ bầu hầu như thờ ơ trong chuyện vợ chồng. Đặc biệt, có những người còn mắc chứng lãnh cảm, sợ hãi khi đề cập tới chuyện ấy, nhất là ở những phụ nữ khó thụ thai hay đã từng bị sảy thai. Lúc này, người chồng cần có những biện pháp tâm lý như an ủi, động viên, thông cảm và sẻ chia với vợ. Việc nảy sinh cáu gắt ngược lại với vợ sẽ khiến người phụ nữ mang thai chuyển biến tâm lý bất lợi cho thai nhi.

Vào buổi tối, mẹ vừa vuốt ve bé, vừa nghe nhạc thư giãn từ 5-10 phút. Khi nghe nhạc, mẹ tưởng tuợng theo nhạc những hình ảnh đẹp như: biển xanh ngắt dưới ánh nắng chói chang, mặt trời hoàng hôn đỏ ối, thác nước tung bọt trắng xóa, hay dòng suối chảy róc rách giữa rừng cây…

Đến quý II của thai kỳ, những thay đổi lớn trong việc hình thành các cấu tạo cơ quan và não bộ của thai nhi sẽ đòi hỏi mẹ phải thay đổi phương thức thai giáo sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ được đề cập trong phần tiếp theo của chuyên đề.

PHẦN 2: 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ

Từ tuần thai thứ 18, các giác quan của em bé đã dần hình thành và phát triển. Bé bắt đầu vận động nhiều hơn để khám phá; phản ứng lại khi thấy ánh sáng; lắng nghe những âm thanh diệu kỳ từ môi trường bên trong và ngoài bụng mẹ.

Tháng thứ 4

Đến thời điểm này những triệu chứng ốm nghén của mẹ đã qua đi. Mẹ sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn và đã quen với những thay đổi ban đầu của việc thai nghén. Vì thế, mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian này để dưỡng sức, nghỉ ngơi và ăn uống theo chế độ riêng để đảm bảo thai nhi có được những điều kiện thể chất và tinh thần tốt nhất cho sự phát triển khỏe mạnh.

Sau đây là những cách thức giáo dục bạn có thể áp dụng trong tháng này:

Tắm nắng: Hãy tận dụng khoảng trời dịu mát buổi sáng để tắm nắng khoảng 15 – 20 phút. Mẹ có thể rủ cha cùng tắm nắng để tìm được những giây phút hạnh phúc nhất. Nếu dùng ánh sáng trực tiếp, ban đầu chỉ nên dùng ánh sáng màu xanh dịu. Sau một thời gian có thể chuyển sang ánh sáng nhiều màu, khoảng 1-2 phút lại thay đổi một lần, thực hiện từ gần đến xa dần. Lưu ý, không nên chiếu đèn quá sáng trực tiếp vào bụng vì bé có thể khó chịu, quay đi chỗ khác.

35083-hinh-1.jpg

Tắm nắng vào buổi sáng từ 15 - 20 phút

Đọc truyện: Mỗi ngày 1-2 lần khoảng 1 phút, đọc hoặc kể chuyện cho bé nghe. Mẹ kể với giọng chậm rãi, thân thiết với tất cả tình yêu thương.

Thưởng thức âm nhạc: Mỗi ngày sáng, trưa, tối chừng 5-10 phút đều có thể nghe nếu thực sự có thời gian. Nhạc cần êm dịu, lãng mạn, tiết tấu nhẹ nhàng và phải thực sự là những bản nhạc mẹ yêu thích.

Kích thích vận động: Mẹ nằm ngửa, thả lỏng, dùng tay ấn nhẹ ngón trỏ và ngón giữa lên các vị trí khác nhau trên bụng từ trước ra sau, từ trái sang phải và quan sát phản ứng. Sau một vài tuần, bé đã quen, sẽ có phản ứng tích cực, có thể vuốt ve bé theo cách này mỗi lần 5 phút.

Đối thoại: Cả bố và mẹ đều có thể tham gia đối thoại với bé bất kỳ thời điểm nào trong ngày bằng những câu chuyện của chính cha mẹ.

Tháng thứ 5 và thứ 6

Tương tự như những bài thực hành trên, mẹ tiếp tục thực hành những bài tập trên. Nên nhớ duy trì và tăng cường thời gian cũng như mức độ tác động ở giới hạn cho phép và đều đặn thực hiện cho đến khi bé dần thành hình ở giai đoạn nước rút.

Và mẹ nên xác định ngay rằng việc thai giáo không phải vì mục đích làm cho trẻ thông minh hơn mà là để trẻ quen dần với lối sinh hoạt và những thay đổi có thể để chuẩn bị cho giai đoạn sơ sinh và những giai đoạn sau đó.

Việc thực hiện tốt thai giáo có thể giúp phát triển đại não và đặt nền móng cho trí lực của trẻ. Một điều bạn cần lưu ý đó là vai trò của người cha trong việc thai giáo.

35084-hinh-2.jpg

Ba mẹ thường xuyên trò chuyện với con

Bạn và chồng sẽ phải có một buổi trò chuyện đầy yêu thương để cả hai cùng làm bạn với nhau và với con. Có như thế bạn mới thực sự là một người mẹ hạnh phúc và sẽ cho ra đời những đứa con thông minh, khỏe mạnh như mơ ước.

PHẦN 3: 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ

Ở giai đoạn này, những kích thích cảm thụ quan của mẹ có thể truyền đến hệ thần kinh của trẻ, góp phần làm phát triển và hoàn thiện nhanh hơn đại não của trẻ.

Mẹ chớ nghĩ rằng mọi thứ mẹ dạy cho trẻ chỉ có ý nghĩa trong thai kỳ. Một số bài học sẽ được lưu giữ lâu dài trong một số trung khu chức năng nào đó của đại não trẻ và khi gặp điều kiện nó sẽ bộc lộ. Đó sẽ là một món quà đáng kinh ngạc cho những nỗ lực giáo dục của mẹ đấy.

Tháng thứ 7

Lúc này thính giác thai nhi đã hoàn thiện. Bạn nên cho bé nghe nhạc mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần chỉ kéo dài khoảng 10 phút, cường độ âm thanh khoảng 60 dB. Nếu áp tai nghe trực tiếp phải vặn nhỏ hơn âm thanh vừa tai của mẹ.

35085-hinh-3.jpg

Nghe nhạc giúp thai nhi kích thích trí não

Trò chơi vận động: mẹ vỗ nhẹ bằng đầu ngón tay vào chỗ bé vừa đạp, đợi khoảng 2-3 phút, bé sẽ đạp lại vào đúng chỗ đó. Lâu dần, bé sẽ biết chơi với mẹ. Đó là cách mẹ làm quen với bé. Sẽ thật hiệu quả nếu vừa chơi mẹ vừa thủ thỉ cùng con. Có thể chỉ là một đôi câu hỏi, một đôi câu cảm thán nhưng cũng có thể là câu chuyện ngắn về những gì đang diễn ra có liên quan đến bé, đến mẹ, đến cha.

Hãy tiếp tục thực hiện những bài học về việc kích thích áng sáng, phát triển ngôn ngữ. Một số ý kiến cho rằng nếu trong giai đoạn này mẹ cho bé nghe ngoại ngữ cũng có thể giúp bé sau khi sinh tiếp thu ngoại ngữ nhanh hơn ở giai đoạn về sau.

Tháng thứ 8 và tháng thứ 9

Đây đã là giai đoạn nước rút của mẹ và bé. Mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được chuyện mang nặng là như thế nào. Nhưng đừng vì thế mà làm cho mình chìm trong những lo lắng không đáng. Mẹ hãy tăng cường việc nghe nhạc nếu thấy căng thẳng.

Ngoài ra, đây là thời gian bé phát triển nhanh nhất về cân nặng và hoàn thiện các chức năng nhất là não. Mẹ có thể giúp bé phát triển bằng việc sử dụng cả 5 giác quan của mình để truyền đạt lại cho bé.

Việc hướng tới những cái đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống và tổ chức một lối sống ngăn nắp, văn minh cũng sẽ tác động đến việc hình thành óc thẩm mỹ của trẻ về sau. Vì thế, mẹ hãy vận động những bài thể dục nhẹ nhàng kết hợp ngắm cảnh yên bình tuyệt đẹp của thiên nhiên, nói những lời hay, ý đẹp và nghĩ về những điều đẹp đẽ. Bởi lẽ, tất cả những bài thực hành thai giáo đều được xây dựng trên nền tảng tinh thần và lối sống của người mẹ.

35086-hinh-4.jpg

Hãy chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để cùng đón con yêu chào đời

Bạn luôn mong muốn mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất vì thế hãy chắc chắn chúng phải là những điều tốt đẹp. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và tận hưởng niềm hạnh phúc của thành quả thai giáo hôm nay nhé.

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI