Chuyên đề các bệnh về mắt ở trẻ

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bảo vệ đôi mắt trẻ là việc mà cha mẹ cần lưu tâm. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về các bệnh mắt mà trẻ em thường gặp phải.

banner ads

I. Bệnh đau mắt hột

Nguyên nhân gây bệnh

Đau mắt hột hay còn gọi là viêm kết mạc hay giác mạc mãn tính do là virut chlamydia trachomastis gây ra. Khi bị đau mắt hột ở mắt sẽ hình thành những tổn thương điển hình là xuất hiện hột và sẹo ở mắt.

Bệnh đau mắt hột thường gặp ở trẻ em từ 3-5 tuổi, bệnh dễ lay lan từ người sang người khác

Bệnh đau mắt hột thường gặp ở trẻ em từ 3 -5 tuổi, bệnh dễ lay lan từ người sang người khác. Thông qua dịch tiết từ mắt, mũi, và cổ họng, hoặc thông qua côn trùng như ruồi và các côn trùng khác khi tiếp xúc với dịch của người bệnh truyền sang cho ngưới khác.

Dấu hiệu nhận biết

- Trẻ bị ngứa mắt, cộm mắt như có hạt bụi trong mắt kèm đau nhẹ

- Đau mắt hột thông thường có các biểu hiện như: ngưa mắt, cộm mắt, mỏi mắt hoặc chảy nước mắt. Ở giai đoạn này giác mạc mắt của trẻ chưa bị tổn thương mà chỉ xuất hiện ở lớp mô kết mạc.

- Đau mặt hột nặng bao gồm các biểu hiện: Virut sẽ xâm nhập sâu vào lớp kết mạc và gây ra các triệu chứng bệnh nặng như: lông mi quặn, sẹo kết mặc hoặc lông mi bị xiêu làm rối loạn dưỡng giác mạc và để lại sẹo nguy hiểm hơn sẽ làm suy giảm thị lực của bé.

- Bệnh đau mắt hột cấp tính làm mắt khó chịu, mắt đỏ, để lại sẹo ở giác mạc. Trẻ bị đau mắt hột cấp tính sẽ khiến thị lực suy yếu, giác mạc mờ, đục thậm chí có thể khiến trẻ bị đui mù vĩnh viễn.

Cách chăm sóc và điều trị trẻ đau mắt hột

- Vệ sinh mắt cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm pha chút muối loãng, dùng gạc thấm muối loãng sau đó lau mắt cho bé, không dùng 2 lần/ miếng gạc để tránh lây lan cho người khác.

- Sử dụng dung dịch vệ sinh mặt có chứa sulfamide, nhỏ từ 1-2 lần/ngày theo đúng liều lượng chỉ dẫn. Loại thuốc này chỉ được bác sĩ kê đơn cho những trường hợp bị đau mắt hột nghiêm trọng mà không được sử dụng rộng rãi.

- Tra thuốc mỡ tuýp tetracyline 1% đều đặn 1 lần/ngày đối với thời gian điều trị kéo dài từ 3 thang đến 6 tháng. Và 1 lần/ngày trong vòng 10 ngày cho thời gian điều trị ngắt quãng kèm nhỏ thuốc sulfamide 1-2 lần/ngày.

- Điều trị bằng thuốc uống Sulfamide trong trường hợp mắt hột hoạt tính mạnh, với liều dùng như sau: 1g x 2 lần/ngày, uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt.

Chú ý: Cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng thuốc.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt hột

- Giữ môi trường sống và nguồn nước xung quanh luôn sạch sẽ. Dạy trẻ không được dụi mắt (tránh đưa vi khuẩn từ tay vào mắt). Và vệ sinh mắt cho trẻ bằng cách dùng dung dịch natri clorid 0,9% để rửa mắt cho bé sau khi đi chơi, đi du lịch về.

Đeo kính bảo vệ mắt cho trẻ khi đi ra ngoài để tránh bụi bặm bay vào mắt

- Cách ly trẻ với người bị đau mắt hột, nếu ở lớp có người bị đau mắt hột cần báo cho nhà trường để cách ly người bệnh ra khỏi lớp để tránh lây lan cho mọi người.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, đến những vùng đang có dịch.

- Đeo kính bảo vệ mắt cho trẻ khi đi ra ngoài để tránh bụi bặm bay vào mắt.

- Dùng thuốc nhỏ mắt mỗi khi đi ngoài đường khói bụi về. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng bổ mắt như: cà rốt, bí đỏ, gấc… Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ…

II. Bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh do bị virut hoặc dị ứng gây nên. Đau mắt đỏ xuất hiện ở một mắt sau đó đau lan sang mắt thứ hai. Và không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ mà chỉ gây khó chịu.

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp một cách trực tiếp và gián tiếp

Bệnh đau mắt đó lây 2 đường trực tiếp và gián tiếp thông qua và dịch tiết ra từ mắt của người bệnh. Và gián tiếp qua đồ dùng của người bệnh mà trẻ vô tình cầm nắm hoặc sử dụng đều bị lây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ là: mắt đỏ, có ghèn, gây khó chịu cho bé, hai mí mắt trẻ dính vào nhau. Ở một số trẻ có biểu hiện phồng mí hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Cách điều trị

- Khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ nên chườm lạnh mắt bé 4 lần/ngày. Dùng nước muối sinh lý để sát trùng mắt cho bé mỗi ngày.

- Tra dung dịch kháng sinh mắt khi trẻ có biểu hiện khó chịu, cộm mắt.

- Cho trẻ uống nhiều nước và ngủ đủ 8 giờ/ngày để giúp mắt luôn khỏe mạnh.

- Ngoài ra, các mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của trẻ. Cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. Thực phẩm tốt cho mắt như dầu gan cá, gan động vật, cần tây…

Cách phòng bệnh

- Không cho con dùng tay chưa rửa sạch để lau mắt. Nên thường xuyên vệ sinh tay bé bằng xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ mắt trẻ.

- Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị đau mắt hột.

Dùng kính bảo vệ mắt cho trẻ khi đi ra ngoài

- Cách ly trẻ với người bị bệnh hoặc không nên đưa trẻ đến những vùng đang có dịch đau mắt đỏ để tránh lây bệnh.

- Dùng kính bảo vệ mắt cho trẻ khi đi ra ngoài.

III. Mắt lé

Mắt lé lá hiện tượng một mắt nhìn thẳng một mắt nhìn nghiêng bệnh do bẩm sinh gây nên.

Mắt lé được chia làm 2 loại mặt lệch vào bên trong và lếch ra ngoài, hoặc mắt này cao hơn mắt kia. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của trẻ, gây suy giảm thị lực ở bé.

Mắt lé là do mất cân bằng giữa các dây thần kinh khiến hai tròng mắt

Mắt lé là do mất cân bằng giữa các dây thần kinh khiến hai tròng mắt không nhìn cùng một hướng gây ra mắt lé.

Hoặc là do các dị tật về mặt gây ra như cận thị, gặp bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu, viễn thị bị chấn thương mắt, loạn thị, sụp mí, lác mắt cũng do di truyền…

Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ bị lé mắt

Khi phát hiện hai mắt trẻ nhìn lệch nhau không nhìn cũng một điểm, không có phản ứng tức thì với ánh sáng thì nên đưa trẻ đi khám để điều trị sớm tránh để lại di chứng về sau.

Mắt lé có nguy hiểm?

- Nếu không điều trị sớm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ của bé mà có thể làm mắt yếu dần dẫn đến nhược thị vô cùng nguy hiểm.

- Ngoài ra, các bác sĩ cho biết khối u võng mạc cũng là một trong những nguyên nhân bị mắt lé ở trẻ. Vì thế cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu để chậm trễ mắt trẻ có thể phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu để tránh gây tử vong cho trẻ. Dấu hiệu của khối u võng mạc là ánh đồng tử thay đổi. Buổi tối mắt có màu trắng xám hoặc xanh lơ.

Tùy theo mức độ lác mắt nặng hay nhẹ mà các bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp là đeo kính hoặc phẫu thuật

- Nếu không điều trị mắt sẽ bị vô hồn, để lâu sẽ bị lồi mắt gây nhức mắt và buồn nôn. Ngoài ra những tổn thương ở não bộ, phúc bồ… cũng có thể gây lác. Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu trên cần đưa đi đến bệnh viện ngay.

Điều trị mắt lé

- Tùy theo mức độ lác mắt nặng hay nhẹ mà các bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp là đeo kính hay phải phẫu thuật mắt.

- Bác sĩ thực hiện khám lâm sàng để phát hiện nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp nhất.

- Trẻ bị lác mắt cần được điều trị sớm và dứt điểm trước 5 tuổi hoặc chậm nhất trước 7 tuổi. Vì khi não bộ và thị giác đã hoàn thiện rất khó để điều trị hiệu quả.

IV. Bệnh đục thủy tinh thể (TTT)

Nguyên nhân đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể chủ yếu là do bẩm sinh

Đục thủy tinh thể là bệnh chủ yếu do bẩm sinh. Biểu hiện của bệnh là trẻ sẽ bị mờ mắt dẫn đến làm giảm thị giác ở trẻ. Đục thủy tinh thể được chia ra làm hai dạng là đục TTT bẩm sinh và đục TTT bệnh lý.

Cách điều trị đục TTT

- Đục thủy tinh thể ở trẻ em không đáng lo ngại vì không ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Nên khi có con bị đục TTT mẹ cần đưa con đi khám định kỳ để ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn gây rối loạn thị lực cho trẻ.

- Nếu bệnh có dấu hiệu nặng và làm suy yếu thị lực cuả trẻ, cần phẫu thuật để đề phòng trẻ bị nhược thị.

Sau phẫu thuật trẻ cần đeo kính và điều chỉnh độ quang học cho phù hợp với thị lực của trẻ

Khả năng thành công của phẫu thuật đạt 95%, tuy nhiên vẫn có trường hợp sau khi phẫu thuật bị các biến chứng như nhiễm khuẩn mắt, chảy máu, bong võng mạc. Nếu nặng phải cắt bỏ nhãn cầu.

- Sau phẫu thuật trẻ cần đeo kính và điều chỉnh độ quang học cho phù hợp với thị lực của trẻ, để ngăn ngừa bệnh tái phát nặng trở lại.

- Cách vệ sinh kính mắt cho bé: Cần vệ sinh và bảo vệ kính tiếp xúc cho trẻ cận thận khi có dấu hiệu bất thường nên báo ngay cho bác sĩ để nhanh chóng điều chỉnh.

- Hoặc thay thủy tinh nhân tạo cũng là một cách điều trị phổ hiến hiện nay.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ phát triển nhược thị ngay cả khi đã được phẫu thuật đạt kết quả cao và điều chỉnh quang học tốt. Do vậy sau mổ, trẻ cần phải tập luyện bằng cách bịt mắt lành nhằm phục hồi thị lực lâu dài.

- Đục TTT bẩm sinh ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, hoặc tiến triển trong những năm đầu của cuộc đời. Chủ yếu có 2 nguyên nhân chính, một là do di truyền, gặp 10 - 25%.

- Hai là do nhiễm khuẩn trong thời kỳ người mẹ thai nghén, đặc biệt là các bệnh do virút(rubeon, herpes, cúm, quai bị...). Nó có thể xảy ra một cách tự nhiên và không kèm với một bệnh nào khác hoặc trong các hội chứng. Đục nhân mắt này có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt.

- Đục TTT bệnh lý do các bệnh tại mắt như: viêm màng bồ đào, glôcôm, bong võng mạc, u nội nhãn... hoặc do các bệnh toàn thân như: đái tháo đường, bệnh galactoza huyết, têtani, bệnh da...

V. Các tật khúc xạ phổ biến ở mắt trẻ

Các tật khúc xạ trẻ thường gặpMắt cận thị

Nguyên nhân gây bệnh

Là hiện tượng mắt nhìn rõ vật gần và nhìn mờ đồ vật ở xa. Bệnh là do rối loạn chức năng thị giác gây ra thường gặp ở trẻ em và lao động tri thức trẻ.

Cận thị được chia ra hai loại:

Nguyên nhân cận thị do yếu tố bẩm sinh hay do những tổn thương ở mắt gây ra

Cận thị trục bình thường: Dạng này phổ biến ở hầu hết học sinh khi bắt đầu đến trường và ở mức 6 độ. Nguyên nhân là do mất cần bằng giữa hai chiều sáng của mắt và lực khác xạ gây nên và các chỉ số này ở mức bình thường không đáng lo ngại.

Cận thị bệnh lý: Nguyên nhân do yếu tố bẩm sinh hay do những tổn thương ở mắt gây ra. Cận thị ở dạng này mắt trẻ thường từ 20 cho đến 30 độ.

Cách nhận biết

- Trẻ không thể xem tivi khi ngồi xa mà phải ngồi thật gần mới có thể nhìn rõ được.

- Khi đọc sách học bài thường hay bị nhảy hàng và thường phải dùng ngón tay chỉ từng chữ để đọc.

- Trẻ thường xuyên dùng lau dụi mắt, mỏi mắt, nhức đầu và chảy nước mắt.

- Sợ ánh sáng và chói mắt..

Phòng ngừa cận thị ở trẻ em

- Góc học tập và sinh hoạt của trẻ cần đủ ánh sáng khi học và đọc bài. Bàn ghế phải đúng kích cỡ và vừa tầm của bé ngồi.

- Khi học bài, không cho trẻ cúi sát mặt vào sách vở quá 30cm đến 50cm. Không để trẻ nằm đọc sách, hoặc vừa ăn vừa đọc sách, vừa xem tivi vừa đọc sách. Đặc biệt nên để trẻ ngồi ngay ngắn khi viết bài để tránh bị cận thị.

- Thường xuyên kiểm tra mắt theo định kỳ cho bé, giúp con vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ khoa học cho trẻ. Ưu tiên những thực phẩm tốt cho mắt.

Mắt viễn thị

Nguyên nhân của bệnh

Viễn thị là hiện tượng mắt nhìn kém khi nhìn vật ở gần còn nhìn ở góc xa rất tốt. Nguyên nhân do những bất thường về khúc xạ, các tia sáng song song hội tụ sau võng mạc gây ra viễn thị.

Trẻ sẽ khó nhìn vật ở gần nhưng có thể nhìn vật ở khoảng xa rất tốt

Cách nhận biết

- Trẻ sẽ khó nhìn vật ở gần nhưng có thể nhìn vật ở khoảng xa rất tốt.

- Đọc sách lâu sẽ bị mỏi mắt và hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại.

- Viễn thị cũng hay gây ra cảm giác nặng ở trán, đau ở thái dương, đôi khi nhức đầu, và muốn nhìn rõ, mắt phải cố gắng điều tiết mắt, như vậy thường kèm theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi.

Mắt loạn thị

Nguyên nhân gây bệnh

Loạn thị là triệu chứng phố biến thường gặp ở trẻ sơ sinh nó là biểu hiện chung của cận thị và viễn thị. Loạn thị là do các tia ảnh được hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc dẫn đến hiện tượng trẻ nhìn không rõ, mắt mờ.

Cách nhận biết

Khi trẻ có các biểu hiện như trẻ nhìn chữ không rõ, đau đầu do nhìn lâu, hay nheo mắt, nhìn không rõ vật, nhìn gà hóa quốc kèm mỏi mắt, …cần đưa trẻ đi khám ngay.

Điều trị các loại tật khúc xạ của mắt

Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị các tật khúc xạ:

1. Đeo kính gọng

Đeo kính gọng là phương pháp điều trị phổ biến và an toàn nhất

Là phương pháp điều trị ít tốn kém và phổ biến nhất hiện nay. Để xác định mức độ của bệnh cần đưa trẻ đi khám để lựa chọn loại kính phù hợp. Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc để điều tiết mắt sau đó kiểm tra đồng tử để xác định chính xác bệnh.

2. Mang kính tiếp xúc (contactlens)

Trong trường hợp không muốn mang kính gọng, không muốn hoặc không có chỉ định mổ, có thể mang kính tiếp xúc.

3. Phẫu thuật

Trong trường hợp trẻ không thể điều trị bằng hai phương pháp trên cần phải tiến hành phẫu thuật, mổ bằng tia laser. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với trẻ đã đủ 18 tuổi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI