Chỉ mẹ cách chọn cá, tôm, thịt tươi ngon, dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Cá, tôm,thịt là những thực phẩm giàu đạm dành cho trẻ ăn dặm, tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết chọn thực phẩm như thế nào tốt nhất cho trẻ.

banner ads

1. Cách chọn thịt cho trẻ

50960-than-lon-xao-chua-ngot-dspl4.jpg

Nên chọn thịt thăn cho trẻ

Sau khi trẻ kết thúc giai đoạn ăn dặm bột ngọt, trẻ bắt đầu bước sang giai đoạn ăn mặn và thịt là thức ăn mặn đầu tiên trẻ sẽ thử. Các loại thịt được nhiều mẹ lựa chọn đầu tiên là thịt heo => thịt gà => thịt bò. Theo nguyên tắc, thịt lợn sẽ ít dị ứng hơn thịt gà và thịt bò.

Thịt heo

Theo các chuyên gia, khi trẻ được 6 - 6.5 tháng có thể ăn được thịt heo. Thịt heo khá lành tính và ít gây dị ứng ở trẻ, vì vậy đây được coi là thực phẩm an toàn cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi.

Để bé có thể hấp thu được nhiều đạm và sắt trong thịt heo, các mẹ nên chọn:

- Phần mông thịt heo (mông trên, mông dưới) hoặc thịt thăn ngoại trên, thịt thăn ngoại dưới vì đây là phần nhiều sắt, chất đạm, ít chất béo và rất dễ tiêu hóa cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Có thể chế biến thịt heo cùng với nước ép táo hoặc thơm để tăng thêm gia vị món ăn cho trẻ.

Thịt gà

- Đối với gà sống, mẹ nên chọn loại gà mái tơ hoặc gà đẻ 1 lứa để cho trẻ ăn vì thịt vừa mềm lại nhiều dinh dưỡng.

- Đối với gà mua trong siêu thị hoặc gà làm sẵn ngoài chợ, mẹ nên chọn phần ức gà, đùi gà vì phần thịt này nhiều kẽm, protein và cực ít chất béo (không lo trẻ bị béo phì, khó tiêu). Ngoài ra, mẹ lưu ý, với gà làm sẵn nên chọn thịt tươi hồng, khi ấn vào thịt có độ giãn nhất định và không bở.

Thịt bò

Đối với thịt bò, mẹ lựa chọn tương tự như thịt heo. Nên lựa chọn phần mông trên, mông dưới và phần thịt thăn trên, thăn dưới vì đây là phần nhiều đạm, nhiều sắt, ít chất béo và dễ tiêu hóa.

2. Cách chọn tôm

50959-1434409025-wifytom1copycopywskq.jpg

Chọn tôm tươi cho trẻ

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn từ 7.5 tháng trở đi, mẹ có thể cho trẻ làm quen với tôm để tăng thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Mẹ nên chọn loại tôm tươi, kích thước tôm không cần quá to.

Khi chế biến tôm, mẹ nên bỏ sạch đầu tôm chỉ đen ở lưng tôm và gạch tôm. Mỗi tuần, mẹ chỉ lên cho trẻ ăn khoảng 2 lần. Không nên ăn tôm quá nhiều vì tôm chứa nhiều cholesterol.

3. Cách chọn cua biển, cua đồng

Cua biển và cua đồng đều giàu canxi, trong đó, cua biển còn chứa rất nhiều cholesterol vì vậy mẹ không nên cho trẻ ăn cua biển thường xuyên, chỉ nên cho ăn 1 ngày/tuần là được. Riêng với cua đồng, giá thành vừa phải, mẹ giã cả vỏ nên lượng canxi khá dồi dào cho trẻ.

Với cua đồng, mẹ chọn con nhỏ (vì đem giã nên không cần con quá lớn, vỏ sẽ cứng), còn sống. Khi chế biến, trụng qua nước sôi một lần cho cua chết và đem rửa thật sạch, có thể giã hoặc dùng máy xay nhuyễn, lọc lấy nước. Khi nấu, mẹ cho thêm một chút muối để gạch cua nổi, nấu cua đồng với bầu, bí hoặc cà chua, nấu cháo cho trẻ ăn.

Với cua biển, cho con vừa, chắc thịt. Đem trụng qua nước sôi và rửa sạch cua. Cua hấp hoặc luộc chín thì gỡ thịt và cho trẻ ăn kèm cháo, cơm.

Cua đồng có thể cho trẻ từ 8 tháng trở lên ăn, cua biển thì từ 9 tháng tuổi trở lên.

4. Cách chọn cá

Cá được coi là thực phẩm vàng ăn dặm, hỗ trợ tối đa trí thông minh của trẻ, ít cholesterol nên phòng được các bệnh về béo phì, tim mạch.

Với cá biển, mẹ không nên chọn con quá to, nên chọn con nhỏ hơn 1,3kg. Khi cho trẻ ăn nên lựa chọn phần bụng cá vì nhiều mỡ và thịt hoặc phần đuôi, lưng cá. Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Các loại cá được khuyến khích nên cho trẻ ăn là cá thu nhỏ, cá hồi.

Với cá đồng, mẹ có thể cho trẻ ăn từ 7.5 tháng và khuyến khích ăn 3 ngày/tuần. Các loại cá đồng mẹ nên cho trẻ ăn như cá chép, lươn vì nhiều dưỡng chất và lành tính.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI