Cách trị trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm phòng hen suyễn, viêm tiểu phế quản và bệnh hô hấp

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm, bố mẹ ngay lập tức sẽ nghĩ con mình bị hen suyễn nhưng nguyên nhân gây ra tiếng thở khò khè cũng có thể là các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu khò khè kéo dài, bệnh sẽ nghiêm trọng.

banner ads

Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, 40% trẻ nhỏ 3 tuổi và 60% ở trẻ 6 tuổi có ít nhất một đợt khò khè.

tre so sinh tho kho khe 1
Trẻ sơ sinh dễ bị thở khò khè do đường thở còn nhỏ và dễ tiết dịch nhầy

Khò khè là từ dùng để mô tả tiếng thở bất thường với âm sắc trầm, nổ và rít nghe rất rõ mỗi khi trẻ thở ra. Nếu ở mức độ nhẹ, chỉ cần áp sát tai gần miệng của bé, bố mẹ đã có thể nhận ra ngay. Nó cũng gần giống với tiếng ngáy của các trẻ sơ sinh. Nếu mức độ khò khè nặng hơn, để thở được trẻ phải rất gắng sức và thở ra kéo dài. Để nghe được tiếng khò khè này, bạn cần phải đưa trẻ đi khám để bác sĩ đặt ống nghe chuyên môn. Khi trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm, nhiều bố mẹ sẽ nghĩ ngay đến hen suyễn vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiếng thở bất thường. Tuy nhiên, khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, tiếng thở khò khè vẫn có thể xuất hiện.

Ở trẻ sơ sinh, khi mắc bệnh hô hấp, đường thở có kích thước nhỏ sẽ dễ sinh ra chất nhầy nhiều hơn so với một đứa trẻ lớn tuổi hơn hoặc với người lớn. Điều này có thể khiến trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm nhiều hơn. Nhưng bố mẹ nên nhớ, thở khò khè chỉ là một triệu chứng, không phải là một căn bệnh và nó bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm nhiều hơn:

Viêm tiểu phế quản

tre so sinh tho kho khe ve dem
Khi virus tấn công tiểu phế quản, nó sẽ làm tiểu phế quản sưng lên và khiến trẻ sơ sinh thở ra khó khăn hơn

Bệnh này do virus hợp bào ở đường hô hấp gây ra (RSV). Khi virus tấn công tiểu phế quản, nó sẽ làm tiểu phế quản sưng lên và khiến trẻ sơ sinh thở ra khó khăn hơn. Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm nhiều do viêm tiểu phế quản mà không được điều trị sẽ có thể đe dọa tính mạng.

Triệu chứng: Thở khò khè, thở nhanh, ho và sốt trên 38,5 độ C.

Điều trị: "Nếu một đứa trẻ được ăn uống đầy đủ và ngủ, chúng ta để cho virus chạy khóa học của mình", Hayes nói. Trong trường hợp nặng, bé có thể phải nhập viện và được đặt trên oxy. Một hít hoặc máy phun sương (dùng để sử dụng thuốc ở dạng sương mù) cũng có thể được quy định.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết các bé sẽ có từ 8 đến 10 lần bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus. Có khoảng 30% trẻ ho và sổ mũi do cảm lạnh sẽ thở khò khè.

Triệu chứng: Tắc mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, ho, sốt nhẹ.

Điều trị: Để trị nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ, tốt nhất nên đưa bé đi khám để uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc trị cảm lạnh không theo toa dùng cho trẻ nhỏ sẽ rất nguy hại. Mặc dù các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên thường giảm hẳn trong vòng 2 tuần, tuy nhiên nếu thấy trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm nặng tiếng, hắt hơi hoặc ho thì nên cho trẻ đến bệnh viện. Ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng, nhiễm trùng đường hô hấp trên do cảm lạnh có thể nhanh chóng phát triển thành viêm phổi hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác về đường hô hấp. Do đó, cần phải theo dõi và điều trị sát trường hợp này.

Hen suyễn

tre so sinh tho kho khe do hen suyen
Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Rất khó chẩn đoán hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Đây là một căn bệnh phổi mãn tính, khiến đường hô hấp sưng lên, thắt chặt đường thở và sinh ra rất nhiều dịch nhầy.

Triệu chứng: Ho thời gian dài không dứt, khi dứt rất chóng trở lại. Trẻ thở khò khè liên tục và mỗi lần thở có thể bị co lõm ngực, tiếng rít trong phổi nghe bằng tai thường vẫn rất lớn.

Điều trị: Kiểm soát các triệu chứng hen suyễn bằng máy bơm trợ giúp tại nhà; tránh các nguồn căn phát sinh cơn suyễn và tìm hiểu kỹ về di truyền bệnh suyễn trong gia đình để phòng tránh nguy cơ.  

Những điều cần làm khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè

Để tránh trẻ sơ sinh  thở khò khè về đêm, nên làm theo các hướng dẫn sau:

- Giữ bé tránh xa mùi khói thuốc lá.

- Thường xuyên lau các vật dụng trong nhà để tránh bám bụi

- Dùng hệ thống thông gió trong nhà để tăng không khí đối lưu

- Thay drap giường và chăn gối thường xuyên để tránh bám bẩn

- Thay bộ lọc trong lỗ thông hơi và vệ sinh máy điều hòa không khí thường xuyên

- Theo dõi phản ứng của trẻ sau khi tiếp xúc với chó và mèo. Nếu bé bị thở khò khè hoặc ho, có thể bé bị dị ứng, cần tránh xa.

Trên đây là 3 căn bệnh phổ biến có liên quan đến dấu hiệu trẻ sơ sinh thở khò khè về đêm cũng như cách chăm sóc khi trẻ có những triệu chứng khó chịu này. Bố mẹ xem để dùng khi cần nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI