Cách phòng tránh các bệnh hô hấp trẻ hay gặp trong mùa lạnh

Ở nước ta, khi vào xuân cũng là lúc tiết trời trở rét. Điều kiện thời tiết cùng mật độ người đông đúc vào các dịp lễ tết càng khiến các bệnh hô hấp có điều kiện bùng phát và lan truyền nhanh chóng.

banner ads

Đặc điểm của hệ hô hấp ở trẻ nhỏ

Do những đặc điểm cấu tạo và sinh lý mà hệ hô hấp ở trẻ nhỏ tương đối khác so với người lớn. Đó là lý do giải thích vì sao trẻ rất dễ mắc các bệnh hô hấp nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Cụ thể, trẻ nhỏ thở khó hơn và nhu cầu về lượng oxy cũng cao hơn. Thêm vào đó, chức năng phổi của trẻ chưa thể tách biệt, tính đàn hồi kém, nhiều bạch huyết và mạch máu. Chính vì vậy, mỗi khi phổi bị tổn thương thường dẫn đến rối loạn nội và ngoại hô hấp. Kết quả sẽ dẫn đến suy hô hấp.

Trong các dấu hiệu về bệnh hô hấp, ho là một triệu chứng phổ biến nhất. Ngoài sự biểu hiện của một số bệnh lý liên quan ra, ho đôi khi chỉ là một phản ứng của cơ thể để tống đẩy các chất bẩn, chất nhầy ra khỏi đường hô hấp nhằm bảo vệ phổi và họng.

Ho là một phản ứng bảo vệ phổi và họng của cơ thể

6808-benh-ho-hap-thuong-gap-o-tre-6.jpg

Ho là một cơ chế bảo vệ phổi và họng của cơ thể.

Ho là một cơ chế bảo vệ phổi và họng của cơ thể trước sự tấn công của các vi khuẩn, virus, chất dịch nhầy, dị vật ra khỏi các ống dẫn khí. Vì thế, đôi khi ho lại là điều cần thiết cho sự đề kháng của trẻ nhỏ.

Để phân biệt giữa ho do cảm bình thường với ho do bệnh lý, mẹ có thể căn cứ vào một vài đặc điểm sau: Khi thời tiết thay đổi, trẻ cảm lạnh, không sốt và ho có kèm theo sổ mũi. Những điều này không ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và vui chơi của bé.

Lúc này, bạn nên cho bé ở nhà để chăm sóc. Tăng cường cho trẻ uống nước, có thể bổ sung thêm nước cam, chanh để trẻ tăng sức đề kháng. Nếu bé khó nuốt, nên cho bé ăn cháo lỏng và không quên theo dõi thân nhiệt của trẻ.

Phần lớn trẻ mắc các triệu chứng này đều chưa cần thiết phải dùng kháng sinh để chặn cơn ho mà bé sẽ tự khỏi trong khoảng một tuần lễ.

Ho do bệnh lý

Ngoài trường hợp trên ra, ho cũng có thể là dấu hiệu cho biết đường hô hấp đã bị viêm, có thể là viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi. Một số trẻ ho dị ứng do mắc bệnh hen suyễn.

Ðể biết được nguyên nhân gây nên các cơn ho ở trẻ, mẹ cần theo dõi xem trẻ ho và thời điểm nào nhiều hơn? Ho đàm hay ho khan? Ho có đi cùng với triệu chứng chảy nước mũi, sốt hoặc thở khó khăn không?

6802-benh-ho-hap-thuong-gap-o-tre-1.jpg

Ho cấp tính kèm theo sốt thì có khả năng trẻ viêm đường hô hấp trên.

- Nếu ho cấp tính kèm theo sốt thì có khả năng trẻ viêm đường hô hấp trên.

- Nếu trẻ không sốt hoặc sốt nhẹnhưng lại khó thở và tiếng ho khan, kéo dài từng cơn khò khè thì có thể trẻ mắc bệnh hen suyễn.

- Với những trẻ thường ho vào đêm tối thì chỉ cần bế trẻ theo chiều thẳng đứng để các dịch nhầy trong đường dẫn khí trôi đi.

- Ho lớn tiếng dẫn đến khàn giọng có khả năng trẻ bị viêm thanh quản.

- Cơn ho nếu cứ kéo dài theo từng cơn rất có thể là do trẻ mắc bệnh ho gà.

- Nếu trẻ đang chơi bình thường, đột ngột ho sặt sụa, mặt tím tái, khó thở thì có khả năng trẻ đã nuốt phải dị vật.

Khi trẻ bị ho thường quấy khóc, hắt hơi làm nước bọt bắn ra, đờm nhớt vương vãi mang theo vi khuẩn, virus lây sang các trẻ lành và làm bệnh lan nhanh, dẫn đến bùng phát.

Xử lý các bệnh hô hấp thường gặp

Ho cảm

Với ho thông thường, bạn không nên cho trẻ dùng thuốc vì đó là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể và phần lớn trẻ đều tự khỏi. Trẻ vượt qua được sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Nếu dùng thuốc an thần có tác dụng giảm ho, mẹ có thể làm hại đến con khiến con rơi vào tình trạng khó thở.

6803-benh-ho-hap-thuong-gap-o-tre-2.jpg

Dùng các thuốc làm tan đàm để dịch nhầy dễ thoát ra ngoài.

Với trẻ, muốn chấm dứt cơn ho nên dùng các thuốc làm tan đàm để dịch nhầy dễ thoát ra ngoài. Có thể dùng natri clorid 0,9%.

Nếu trẻ ho khan nhiều quá dẫn đến mệt mỏi và mất ngủ vào buổi tối, mẹ có thể cho bé uống thuốc như theralene để làm dịu cơn ho.

Viêm amidan

Một số trẻ viêm amidan hốc mủ, cơn ho không cố định vào thời điểm nào mà thường xuất hiện đột ngột. Ngoài việc dùng kháng sinh để làm dịu cơn ho ra, phải chăm sóc trẻ theo cách riêng. Theo đó, có thể thay đổi giờ giấc và cách ăn của trẻ ứng với mỗi lúc trẻ qua cơn ho. Điều cần thiết, là tránh cho trẻ ăn uống đồ lạnh và khi tránh tái phát khi đã qua đợt viêm.

Viêm phế quản

Bệnh này thường gặp ở trẻ lên 5 với các triệu chứng ho, sốt, không kèm theo thở nhanh hoặc co rút lồng ngực. Thường bệnh khỏi nhanh khi điều trị sớm bằng kháng sinh. Nếu trẻ chưa biết khạc đờm, bệnh có thể kéo dài tối đa đến 2 tuần.

Viêm phổi

Trẻ có biểu hiện ho, sốt cao, thở gấp. Nếu chuyển biến nặng, phần cánh mũi trẻ phập phồng hoặc ngực co rút. Với những trường hợp này cần được điều trị ở các cơ sở y tế bằng kháng sinh và trẻ sẽ khỏi.

Hen suyễn

6806-benh-ho-hap-thuong-gap-o-tre-5.jpg

Ventolin được chỉ định cho trẻ có tác dụng làm giãn phế quản giúp trẻ dễ thở.

Với trẻ mắc bệnh hen suyễn, có những nguồn cơn làm tái phát cơn ho như: bụi, mùi hương, chất bẩn trong không khí, lông động vật, phấn hoa, thức ăn, thời tiết… Chính vì vậy, phải chăm sóc trẻ thật kỹ, tránh xa những nguồn cơn khởi phát hen. Ngoài ra, hen suyễn còn mang tính di truyền. Trẻ được điều trị hen tùy thuộc vào tính chất nặng nhẹ để giảm dần mức độ. Những thuốc salbutamon hay ventolin được chỉ định cho trẻ có tác dụng làm giãn phế quản giúp trẻ dễ thở. Điều trị hen đòi hỏi thời gian và khá tốn kém. Muốn trẻ có được cuộc sống bình thường để tiếp tục học hành và vui sống, cha mẹ trước hết phải có cái nhìn lạc quan để làm chỗ dựa tinh thần cho con.

Ho gà

Ngày nay, nhờ tiêm phòng vacxin mở rộng, trẻ mắc bệnh ho gà rất hiếm gặp. Vì thế, bạn có thể giúp con mình tránh khỏi bệnh này bằng cách tuân thủ lịch tiêm phòng đầy đủ và đúng hẹn. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc ho gà có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao, do đó trẻ cần được điều trị.

Cách phòng và chăm sóc trẻ khỏi bệnh hô hấp

6805-benh-ho-hap-thuong-gap-o-tre-4.jpg

Chăm sóc trẻ chu đáo khi trẻ bệnh.

- Khi trời trở lạnh nên cho trẻ mặc ấm và ăn uống đồ ấm. Nhỏ mũi bằng dung dịch sunfarin hoặc natriclorid 0,9% hàng ngày.

- Không cho trẻ đi chơi xa hoặc đến chỗ đông người trong những ngày trời lạnh.

- Khi trẻ mắc bệnh, mẹ không tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên cho trẻ đến khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế.

- Chăm sóc trẻ mắc bệnh chu đáo, cho uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng.

- Trữ sẵn nhiệt kế, thuốc hạ sốt, dung dịch nhỏ mũi, mắt, gói oresol... trong nhà để dùng khi cần thiết.

- Có thể kết hợp dùng tắc ngâm đường phèn để cho trẻ dùng hoặc các bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI