Bệnh còi xương ở trẻ và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trẻ bị còi xương ảnh hưởng tới quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ, do vậy cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp để phòng tránh còi xương và suy dinh dưỡng cho con.

banner ads

Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ

- Do thiếu ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời cung cấp một hàm lượng đáng kể vitamin D cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Do vậy, nếu cha mẹ bao bọc quá kỹ, không cho con ra ngoài để tắm nắng mà luôn ở trong phòng kín, thiếu không khí, thiếu ánh sáng dễ bị còi xương và chậm lớn.

7672-tre-coi-xuong.jpg

Nguyên nhân trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D

- Do trong quá trình mang thai người mẹ bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng, dẫn đến làm mất cân bằng canxi ở bào thai, làm rối loạn khoáng hóa ở xương nên trẻ bị còi xương từ trong bào thai. Ngoài ra, hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp cũng là một nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ sơ sinh

- Chế độ ăn thiếu vitamin D và canxi: Nếu trong thực đơn của trẻ có nhiều thực phẩm giàu phytat, oxalat và chất xơ sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi nên gây còi xương cho trẻ.

- Trẻ suy dinh dưỡng: các chuyên gia khẳng định trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu Vitamin A, thiếu sắt và máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ. Đa phần suy dinh dưỡng gắn liền với bệnh còi xương.

Vì trẻ bị suy dinh dưỡng thường bị rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới khả năng hấp thu vitamin D và các muối khoáng. Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng còn bị thiếu hụt enzym chuyển hóa thành Vitamin D. Trong khi đó, trẻ bị thiếu vitamin D còi xương thường khiến trẻ khó tăng cân nên bị suy dinh dưỡng.

- Do trẻ sinh thiếu cân: Những em bé lúc mới sinh có cân nặng dưới 2.500g, dễ bị cò xương và suy dinh dưỡng hơn những trẻ có cân nặng bình thường. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai người mẹ bị thiếu hụt vitamin D và không thể dự trữ đủ lượng muối khoáng, đồng thời do lượng enzym chuyển hóa thành vitamin D còn yếu.

- Do rối loạn đường tiêu hóa: Những trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng đường ruột, hoặc viêm tắc túi mật đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin D nên dễ bị còi xương.

Hậu quả của còi xương, suy dinh dưỡng

- Trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng thường phát triển chậm về thể chất cũng như trí tuệ so với các bé cùng độ tuổi.

- Nếu trẻ sinh ra bị còi xương và suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến nòi giống về sau.

- Những trẻ bị suy dinh dưỡng và còi xương dễ bị béo phì do chiều cao có hạn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng độ tuổi, cho trẻ ăn đúng bữa, cần bổ sung thêm dầu mỡ vào trong các bữa ăn hàng ngày.

7670-cho-con-bu.jpg

Nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng tuổi sẽ phòng chống còi xương

- Nên ưu tiên các nhóm thực có chứa nhiều chất đạm như : Thịt, cá, tôm, cua và trứng sữa và các sản phẩm làm từ sữa.

- Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu canxi, kẽm có nguồn gốc từ dộng vật như các loại hải sản, thịt gà, thịt cóc, hàu… để cung cấp đủ kẽm cho trẻ . Vì thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân gây còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ.

- Nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và có thể kéo dài cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi sẽ ngăn ngừa còi xương và suy dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng cha mẹ cần cho trẻ uống sữa bổ sung mỗi ngày. Vì canxi trong sữa dễ hấp thu hơn các loại thực phẩm khác nên rất tốt cho bé bị còi xương.

- Ưu tiên chế độ ăn có nhiều rau xanh và các loại trái cây chín vì những loại thực phẩm này cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho trẻ. Ngoài ra, còn phòng chống táo bón giúp trẻ dễ hấp thu canxi, sắt và kẽm rất tốt.

- Nếu trẻ bị còi xương chậm lớn nên cho trẻ uống bổ sung các vi tamin như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

7671-tap-the-duc.jpg

Nên cho trẻ tập thể dục sẽ giúp cải thiện chiều cao của trẻ

Ngoài ra, để giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng các bậc phụ huynh nên cho con luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Cácmon thể thao tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ như: bơi lội, đi xe đạp, chơi cầu lông hoặc chạy bộ…nên chọn những môn cho phù hợp với từng độ tuổi của con sẽ tốt hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI