Bất lợi đủ đường khi sinh con quá gần nhau

Khoảng cách năm sinh con kế tiếp là câu hỏi được rất nhiều người mẹ đặt ra khi đã có ý định làm thêm “tập hai”. Nhiều người cho rằng sinh con quá sát nhau sẽ đỡ công chăm sóc và người mẹ có thể toàn tâm phát triển sự nghiệp của mình về sau.

banner ads

Tuy nhiên, việc sinh dày lại thật sự đem đến nhiều bất lợi cho cả mẹ và em bé.

Khoảng cách năm sinh theo khuyến nghị của các chuyên gia

18152-sinh-day-1.jpg

Giãn cách thời gian giữa hai lần sinh và mang thai liên tiếp tốt nhất nên đủ 5 năm.

Theo các chuyên gia sản, với người sinh thường, con đủ tháng, một năm sau sinh là khoảng cách ít nhất khi muốn mang thai lần kế tiếp.

Đối với người mẹ sinh mổ, khoảng cách nghỉ giữa hai lần sinh liên tiếp nhau cần ít nhất 2 năm trong điều kiện lý tưởng nghĩa là mẹ phục hồi nhanh sau sinh và được chăm sóc tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời không bị đuối sức trong quá trình chăm sóc con. Bằng không thời gian này có thể kéo dài từ 3-4 năm.

Theo các nhà xã hội học, giãn cách thời gian giữa hai lần sinh và mang thai liên tiếp tốt nhất nên đủ 5 năm để người mẹ có đủ thời gian hồi phục thể lực, chuẩn bị đủ tài chính và có điều kiện xã hội tốt nhất để chăm sóc cho các con của mình.

Những tác hại của việc sinh con quá dày

Liên quan đến tình trạng bú mẹ

18153-sinh-day-3.jpg

Khi một đứa trẻ bú sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone oxytocin, vốncó tác dụng tạo ra các cơn co thắt trong cơ thể.

- Khi bạn có mang trong lúc con còn trong giai đoạn bú mẹ sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra và vô tình làm mất đi cơ hội bú sữa mẹ của trẻ.

- Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng mẹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng vì có nhiều khả năng bị thiếu các khoáng chất cơ bản như sắt, kẽm và dẫn đến sự phát triển yếu kém, thai nhẹ cân hơn tuổi thực.

- Khi một đứa trẻ bú sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone oxytocin, vốncó tác dụng tạo ra các cơn co thắt trong cơ thể. Do đó, nếu trẻ đang bú mẹ tình trạng co thắt tử cung sẽ phức tạp hơn với nhiều cơn gò mạnh làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.

Liên quan đến sức khỏe mẹ và thai nhi

18154-sinh-day-2.jpg

Sinh con quá dày khiến sức khỏe mẹ chịu nhiều nguy cơ như: thiếu máu, tăng huyết áp, tiểu đường, mắc tiền sản giật…trong thai kỳ và cả khi chuyển dạ.

- Sinh con quá dày khiến sức khỏe mẹ chịu nhiều nguy cơ như: thiếu máu, tăng huyết áp, tiểu đường, mắc tiền sản giật…trong thai kỳ và cả khi chuyển dạ. Phổ biến nhất là các cơn co yếu, thời gian chuyển dạ kéo dài, suy thai, trẻ sơ sinh tử vong khi vừa sinh và số ca mổ lấy thai tăng. Đó là lý do khiến những ca sinh dày thường gặp phải những tai biến nguy hiểm cả trong thời kỳ thai nghén lẫn trong quá trình chuyển dạ.

- Thời gian phục hồi không đủ để cơ thể mẹ đảm nhiệm chức năng sinh sản trong lần kế tiếp.

- Thêm nữa, mang thai khi con còn đang bú không chỉ gây thiếu sữa cho đứa bé hiện tại mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi sức khỏe của người mẹ còn chưa hồi phục dẫn đến thai nhi cũng yếu và nhỏ hơn tuổi thực. Đồng thời, cả mẹ và thai nhi đều rất dễ bị thiếu chất, nhất là chất sắt, kẽm.

- Đặc biệt, theo một nghiên cứu năm 2006 của bác sĩ sản khoa Marielena Guerra ( Elite, Florida) với những trẻ được mang thai từ người mẹ có khoảng cách sinh dưới 18 tháng thường có mối liên hệ với nguy cơ sinh non, nhẹ cân và còi cọc. Nếu khoảng cách giữa hai lần sinh và mang thai liên tiếp chỉ trong vòng 6 tháng, tỷ lệ sinh non sẽ trên 40% và tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân đến 61%.

Ngày nay, chuyện sinh nhiều con đã không còn thức thời. Tuy nhiên, với những bất lợi từ việc sinh dày như thế này, mẹ cần cẩn thận hơn khi mang thai ở lần kế tiếp dù muốn hay không. Tốt nhất, để không vỡ kế hoạch, bạn hãy dùng bao cao su làm biện pháp tránh thai an toàn sau sinh. Sau khoảng thời gian cho con bú, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều phương pháp tránh thai khác phù hợp với cả hai vợ chồng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI