Băng huyết sau sinh: Tai biến sản khoa nguy hiểm gây tử vong cao nhất ở mẹ

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến trong sản khoa và gây tử vong cao nhất ở mẹ sau sinh. Vì vậy, việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời băng huyết sau sinh rất quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng người mẹ.

banner ads

1. Thế nào được gọi là băng huyết sau sinh?

bang huyet
Băng huyết sau sinh gây tử vong hàng đầu ở sản phụ

Theo thống kê, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong vì sinh nở, trong đó khoảng 130.000 tử vong vì băng huyết sau sinh. Riêng tại Việt Nam, băng huyết sau sinh chiếm khoảng 3-8% trong các tai biến sau sinh và là tai biến thường gặp nhất, gây tử vong cao nhất nếu sản phụ bị.

Thế nào được gọi là băng huyết sau sinh? Theo các bác sĩ, băng huyết sau sinh là khi lượng máu chảy từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ:

- Hoặc > 500ml.

- Hoặc máu mất > 1% trọng lượng cơ thể.

- Hoặc > 10% HCT.

- Hoặc lượng máu mất bất kỳ có ảnh hưởng tới huyết áp.

2. Triệu chứng băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh không dễ phát hiện nếu mẹ không ồ ạt chảy máu cửa mình, vì thông thường, sau khi sinh xong, tử cung sẽ đẩy hết sản dịch ra ngoài nên sản phụ vẫn chảy máu cửa mình như đến ngày kinh nguyệt. Sản dịch có màu đỏ, ra nhiều trong 1-2 ngày đầu tiên và ít dần trong những ngày tiếp theo. Một số sản phẩm sẽ hết sản dịch trong 1 tuần, một số có thể kéo dài cả tháng. Vì vậy để nhận biết sản phụ bị băng huyết không hề dễ dàng, điều này không chỉ phụ thuộc vào lượng máu sản phụ mất đi mà còn phụ thuộc vào tình trạng sản phụ.

Khi lượng máu ra nhiều kèm theo các dấu hiệu sau có thể được coi là băng huyết sau sinh:

- Da xanh xao, nhợt nhạt.

- Tay chân lạnh, khát nước.

- Mạch nhanh, huyết áp giảm.

3. Nguyên nhân băng huyết sau sinh

bang huyet sau sinh
Có bất kỳ dấu hiệu bất thường sau sinh cần báo bác sĩ ngay

- Do tử cung không thể thu nhỏ lại sau khi thai đã ra: Nguyên nhân có thể do chất lượng cơ tử cung kém (do sinh nhiều lần, tử cung có u xơ, tử cụng dị dạng), tử cung quá căng (do đa thai, đa ối, thai to).

- Chuyển dạ kéo dài hoặc quá nhanh, giục sinh lâu với oxytocin.

- Nhiễm trùng ối.

- Gây mê sâu.

- Thai phụ suy nhược, thiếu máu.

- Bất thường về bánh nhau như diện tích bánh nhau lớn gây chảy máu nhiều. 

- Nhau bám bất thường có khuynh hướng ăn sâu vào lớp cơ tử cung làm bong nhau không hoàn toàn, dẫn tới chảy máu nhiều.

- Tổn thương đường sinh dục.

-Trong một số trường hợp sinh thường có thể vỡ tử cung, rách cổ tử cung, rách âm đạo.

- Sinh nhanh sinh rớt cũng dễ gây tình trạng tổn thương đường sinh dục dẫn tới băng huyết.

- Rối loạn đông máu trong một số trường hợp: nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng, thuyên tắc ối...

4. Cách xử lý và phòng ngừa

Băng huyết sau sinh cần phải được kịp thời xử lý ngay nếu không sẽ nguy kịch tới tính mạng, trong trường hợp nguy kịch tới tính mạng cần phải cắt bỏ tử cung để cứu mạng sống. Trong mọi trường hợp nghi ngờ bị băng huyết sau sinh cần ngay lập đưa sản phụ tới bệnh viện cấp cứu.

Để phòng ngừa băng huyết sau sinh, người mẹ cần:

- Đi khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những nguy cơ và đưa ra lời khuyên nhất định.

- Tránh chuyển dạ kéo dài và phòng nhiễm trùng ối.

- Sau khi sinh xong cần phải ở lại bệnh viện ít nhất 2 ngày sinh thường, 7 ngày sinh mổ để theo dõi biến chứng sau sinh.

- Khi nhận thấy có dấu hiệu ra máu nhiều cần báo ngay cho bác sĩ. Nếu ở nhà cần phải tới bệnh viện gần nhất để kịp thời cấp cứu.

- Theo dõi lượng máu mỗi lần ra để báo lại bác sĩ.

- Sinh để có kế hoạch, không nên sinh quá nhiều và quá gần nhau.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI