Bà bầu có nên uống nước mía?

Cùng chung với những băn khoăn khác về chuyện ăn uống trong thai kỳ, bà bầu có nên uống nước mía không là một trong những câu hỏi được các bà mẹ mang thai đặt ra nhiều nhất.

banner ads

42833-nuoc-mia-1.jpg

Nhiều người cho rằng nếu mẹ uống nhiều nước mía trong thai kỳ, con sinh ra sẽ có nước da trắng trẻo, hồng hào và bụ bẫm

Nhiều người cho rằng nếu mẹ uống nhiều nước mía trong thai kỳ, con sinh ra sẽ có nước da trắng trẻo, hồng hào và bụ bẫm. Vậy nước mía mang lại những lợi ích gì đối với sức khỏe của cả mẹ lẫn bé? Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

Lợi ích từ nước mía đối với mẹ bầu

Có đến 70% thành phần trong mía là đường các loại. Ngoài ra, mía còn chứa nhiều loại vitamin A, B, C… và các khoáng tố quan trọng khác như canxi, sắt, kali, đồng, magie… và gần 30 loại axit hữu cơ khác. Với những giá trị dinh dưỡng này, nước mía thực sự cần thiết đối với cả sức khỏe mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, nước mía có những lợi ích sau:

- Giúp da dẻ hồng hào: Chất axit alpha hydroxyl trong nước mía hỗ trợ rất tốt trong việc cải thiện làn da. Các vấn đề về mụn và sạm da ở mẹ bầu nhờ đó cũng sẽ được ngăn ngừa đáng kể.

- Mặc dù hàm lượng đường trong mía rất lớn nhưng đa phần các loại đường đó đều có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt nên không gây nguy hại. Do đó, mỗi lúc khát và mệt mỏi, chỉ cần một ly nước mía sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi căng thẳng mà phấn chấn trở lại.

- Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu ốm nghén nhiều, không ăn uống được, một ly nước mía pha gừng sẽ giúp mẹ giảm các triệu chứng nghén.

- Hàm lượng chất chống oxy trong nước mía giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng và phòng chống bệnh vặt. Ngoài ra, nhờ chất chống oxy hóa đặc biệt này, nước mía còn giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú rất hiệu quả.

- Hiện tượng táo bón trong thai kỳ gây không ít phiền toái cho mẹ bầu. Để cải thiện, rất nhiều sử dụng nước mía như một giải pháp lợi cả đôi đường. Bởi trong nước mía có chứa một lượng kali nhất định có tác dụng chống táo bón và tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra, với những viêm nhiễm dạ dày đang gặp phải, nước mía cũng là cách “xoa dịu” hiệu quả.

Riêng về công dụng làm thai nhi trắng da của nước mía có lẽ không ai có thể khẳng định chính xác. Bởi lẽ màu da, sắc tố da còn do yếu tố di truyền quyết định. Vì thế, mẹ không nên quá tin vào điều đó mà chọn nước mía làm thức uống thay cho nước lọc hàng ngày nhé!

Những tác hại khi mẹ bầu uống quá nhiều nước mía

42834-nuoc-mia-2.jpg

Uống quá nhiều nước mía trong thai kỳ dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích cho làn da và sức khỏe của mẹ bầu nhưng nếu uống quá nhiều nước mía trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ rước những hệ quả gì và liệu có nên uống nước mía trong 3 tháng đầu thai kỳ hay không?

Trên thực tế, với mong muốn con sinh ra sẽ trắng trẻo, hồng hào nhiều mẹ bầu đã chọn nước mía làm thức uống thường xuyên mỗi ngày trong ngày mà không biết rằng nó có thể mang lại những tác dụng ngược:

- Thành phần chủ yếu của mía là đường. Nếu uống nước mía quá nhiều, lượng đường này sẽ khiến mẹ có cảm giác no lâu. Khi dùng cận bữa chính, nó sẽ làm xáo trộn giờ giấc của các bữa ăn trong ngày, đồng thời làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác.

- Mặc dù đường trong nước mía có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, một cảnh báo lớn đối với sức khỏe của mẹ và bé.

- Nước mía là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn. Do đó, nếu dùng thường xuyên, mẹ bầu sẽ khó kiểm soát cân nặng của mình và làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như vóc dáng của cơ thể.

Mong rằng với những thông tin trên đây, bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên uống nước mía hay không? Chúc bạn có một thai kỳ thành công nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI