Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Rất nhiều người thích ăn chôm chôm và đó không phải là vấn đề đáng bàn nếu trong số ấy không có các thai phụ. Vậy bà bầu có nên ăn chôm chôm không và có nhất thiết phải nói không với loại quả ngon ngọt này?

banner ads

42967-chom-chom-1.jpg

Chôm chôm giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường và cao huyết áp

Trước hết cần phải trả lời ngay rằng chôm chôm không phải là loại trái cây nóng và là thủ phạm tạo ra những cái mụn đáng ghét hay làm trầm trọng hơn chứng táo bón. Trái lại, đây còn loại trái cây hỗ trợ điều trị một số bệnh rất hữu hiệu.

Chôm chôm tốt cho mẹ bầu hơn những gì được biết

- Rất nhiều vùng ở Malaysia và cả Indonesia, người dân dùng chôm chôm như một loại “dược liệu” hỗ trợ điều trị tiểu đường và bệnh cao huyết áp.

- Không chỉ có vậy, chôm chôm còn chứa hàm lượng chất sắt khá cao nên có thể hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt do thiếu máu, bổ sung sắt cho mẹ bầu trong thai kỳ và giảm các triệu chứng mệt mỏi.

- Lượng phốt-pho trong quả chôm chôm cũng có tác dụng giúp thanh lọc cơ thể, giảm bớt tạp chất và hỗ trợ phục hồi các mô bị thương tổn.

- Chôm chôm cũng chứa lượng chất xơ khá cao. Do đó, ăn chôm chôm không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ổn định cân nặng mà còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa được chứng táo bón và ung thư ruột kết.

- Nhờ lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm sẽ giúp cơ thể mẹ bầu cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh vặt thường mắc phải như cảm cúm, ho, sổ mũi... Cũng nhờ vitamin C, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu lượng chất đồng và sắt để nhờ đó cải thiện tình trạng thiếu máu và mệt mỏi.

- Axit gallic được tìm thấy trong quả chôm chôm là một chất “ thần kỳ” có khả năng tiêu diệt được các ký sinh trùng gây hại, ngăn ngừa các gốc tự do phát triển, chống viêm và phòng bệnh ung thư rất tốt.

Ngoài hàm lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm cũng giàu canxi, phốt pho, magie, kẽm có thể giúp củng cố và tăng cường sức khỏe của hệ xương, đồng thời cung cấp canxi để thai nhi phát triển.

Ngoài ra, chôm chôm còn chứa hàm lương vitamin E đáng kể nên đây cũng là một thực phẩm rất lý tưởng để mẹ chăm sóc da và tóc trong thai kỳ.

Như vậy, với tất cả những lợi ích kể trên, không có lý do gì để mẹ tiếp tục băn khoăn bà bầu có nên ăn chôm chôm không? Tuy nhiên, chôm chôm có tốt hay không còn tùy thuộc vào cách dùng và lượng dùng như thế nào.

Những lưu ý khi dùng chôm chôm

42968-chom-chom-2.jpg

Nên ăn chôm chôm theo mùa để tránh ăn phải trái chín ép nhờ hóa chất

- Với những lợi ích đáng kể, mẹ bầu có thể bổ sung chôm chôm vào bữa ăn trong ngày của mình. Tuy nhiên, ăn uống cân bằng vẫn luôn là nguyên tắc mẹ cần nhớ.

- Mỗi bữa, mẹ có thể ăn khoảng 3-5 trái và dùng khoảng 3-4 lần trong tuần xen kẽ là các loại trái cây khác.

- Không nên ăn chôm chôm trái mùa vì nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật hoặc chín ép bằng hóa chất rất lớn.

- Khi ăn, nên dùng dao cắt bỏ vỏ thay vì cắn trực tiếp để bảo vệ răng và tránh nhiễm bẩn.

- Có thể ăn chôm chôm trực tiếp hoặc trộn trái cây ăn kèm với sữa dừa đều rất ngon.

Mong rằng với những thông tin trên, mẹ sẽ không còn lăn tăn với chuyện bà bầu có nên ăn chôm chôm không. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI