9 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

Trong quá trình mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển lành mạnh của thai nhi, người mẹ ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi sau:

banner ads

1. Canxi

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho việc hình thành xương và răng ở em bé. Khi mang thai nếu người mẹ không có đủ canxi sẽ dễ bị nhiều biến chứng như vọp bẹ, nhức xương răng, con có thể bị còi xương.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ thể con người cần bổ sung 100mg canxi /ngày với phụ nữ mang thai là 1.300mg/ngày.

Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, tôm, cua, cá hồi, cải thìa.. cũng là những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi.

4525-canxi-cho-ba-bau.jpg

Canxi có nhiều trong sữa.

2. Sắt

Các chuyên gia dinh dưỡng biết, người bình thường mỗi ngày cần bổ sung đầy đủ 15mg chất săt, với bà bầu nhu cầu về sắt tăng lên gấp đôi. Vì sắt là nguyên tố cần thiết để tạo ra máu, nuôi dưỡng các hồng cầu của thai nhi.

Để có đủ sắt, phụ nữ mang thai nên ưu tiên các nhóm thực phẩm như: các loại thịt màu đỏ đặc biệt là thịt bò, gan động vật, khoai tây.

3. Kẽm

Người bình thường nếu thiếu kẽm sẽ làm rối loạn các chức năng trong cơ thể. Với bà bầu, thiếu kẽm dễ bị nôn ói kéo dài, rối loạn thai nhi, dị dạng bào thai, giảm cân nặng và chiều cao ở trẻ.

Các bác sĩ cho biết, lượng kẽm của một người bình thường là 100mg/ngày, với bà bầu số lượng tăng gấp đôi. Nếu thông qua ăn uống không đủ, mẹ cần uống thêm thực phẩm bổ sung kẽm và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi uống.

Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt bò, gan bò, các ngũ cốc thô, rau của quả…

4526-kem-cho-ba-bau.jpg

Kẽm đảm bảo cho cơ thể hoạt động nhịp nhàng.

4. Axit folic

Axit folic là dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa những dị tật về não và tủy sống như đứt tủy sống ở thai nhi. Ngoài ra, axit folic còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể em bé trong bụng mẹ.

Các bác sĩ cho biết, trung bình mỗi ngày thai phụ cần hấp thu đủ 400 microgram axit folic. Tốt nhất nên uống trước khi có con và cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.

Thông qua thăm khám các bác sĩ sẽ kê đơn và liều lượng Axit folic cần uống cho mẹ mỗi ngày.

Có thể bổ sung axit folic bằng cách ưu tiên các nhóm thực phẩm rau xanh, các loại rau mầm và bắp cải, các loại quả như cam, bơ, cà chua, gạo nâu và các loại gạo nguyên cám, ngũ cốc dinh dưỡng…

5. Vitamin D

Khi mang thai, nếu cơ thể người mẹ không có đủ Vitamin D dễ bị tiểu đường, nhiễm trùng âm đạo và có nguy cơ bị tiền sản giật cao, rất nguy hiểm cho mẹ và con.

Đối với thai nhi, thiếu vitamin D trẻ dễ bị nhẹ cân, sâu răng, nguy cơ bị hen suyễn cao, các bệnh về hô hấp, sau khi sinh trẻ dễ bị bẹp đầu do hộp sọ bị mềm. Không những thế, với những em bé thiếu vitamin D trong bụng mẹ khi sinh ra chậm phát triển về trí tuệ…

Việc bổ sung đẩy đủ vitamin D trong suốt quá trình thai kỳ vô cùng có ích cho sự phát triển hệ xương của em bé những năm về sau.

Vitamin D có nhiều nhờ hấp thu từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra vitamin D còn có nhiều trong gan, trứng, cá biển, dầu gan cá.

Có thể uống bổ sung vitamin D nhưng cần tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi uống để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con.

6. Vitamin E

Thiếu vitamin E trong thai kỳ dễ bị sẩy thai và sinh non. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ vitamin E trong thai kỳ là rất cần thiết, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ Vitamin E ngay ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, bằng cách ăn nhiều lòng đỏ trứng, gan, đỗ tương và những sản phẩm làm từ đỗ tương, dầu gan cá, dầu thực vật...

4528-vitamin-e.jpg

Nên ăn nhiều vitamin E trong tháng đầu tiên của thai kỳ.

7. Vitamin B6

Vitamin B6 thích hợp cho mẹ bầu bị ốm nghén hoặc bị hoa mắt chóng mặt trong thai kỳ. Có thể uống với khoảng 10 - 25mg/3 lần/ngày, không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.

Vitamin B6 có ở trong các thực phẩm như cà chua, chuối, súp lơ, trái cây đặc biệt là dưa hấu, quả bơ, các loại sữa, đậu, cá thu, các loại thịt đỏ, trứng…Tuy vậy, thức ăn khi nấu chín sẽ bị mất đi một lượng đáng kể Vitamin B6.

8. Vitamin B1

Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng đối với sự lớn mạnh của hệ thần kinh trung ương của em bé trong bụng mẹ. Thiếu Vitamin B1 trong thai kỳ, sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù ảnh hưởng đến tim và phổi của bé.

Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1 là: các loại ngũ cốc, mầm lúa mạch và trứng…

4527-vitamin-b1.jpg

Vitamin B1 có nhiều trong mầm lúa mạch

9. Folate

Folate là dưỡng chất không thể thiểu cho sự phát triển của thai nhi, thiếu folate trẻ dễ bị nhiều dị tật bẩm sinh

Trung bình thai phụ cần khoảng 1.000 mg folate/ngày. Tốt nhất, cần bổ sung trước một tháng khi có thai.

Folate có nhiều trong bột ngũ cốc, bánh mỳ và các loại rau xanh … Ngoài ra, bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để uống bổ sung thực phẩm cung cấp folate nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI