9 bí quyết cơ bản giúp mẹ sinh con lần đầu tự tin chăm sóc trẻ

Ngoài tình thương dành cho bé, cha mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để tránh những sai sót khi chăm sóc bé. Sau đây yeutre.vn xin giới thiệu đến những mẹ sinh con lần đầu 9 bí quyết để tự tin chăm sóc trẻ.

banner ads

1. Giữ vệ sinh nhà cửa

5631-ve-sinh-nha-cua.jpg

Mẹ nên lau dọn nhà cửa thường xuyên và loại bỏ những đồ vật có nguy cơ gây dị ứng với bé sơ sinh.

Đây là lời khuyên quan trọng với những bậc phụ huynh lần đầu sinh con. Bé sơ sinh có hệ miễn dịch thấp nên cực kỳ dễ bị bệnh. Vì vậy, mẹ nên lau dọn nhà cửa thường xuyên và loại bỏ những đồ vật có nguy cơ gây dị ứng với bé sơ sinh.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng dễ bị các loại vi khuẩn tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi ẵm hay ôm hôn bé.

2. Cách bế và đỡ bé an toàn

Do tủy sống chưa phát triển đầy đủ nên xương sống của bé khá mềm yếu. Vì vậy, khi bế bé cha mẹ chú ý và cẩn thận khi nâng đầu và cổ bé.

Dùng cánh tay đỡ đầu bé khi bế bé nằm ngang; cần chú ý đỡ đầu và cổ bé khi bế đứng hoặc đặt bé nằm xuống.

Bạn có thể cách bế bé an toàn nhất.

3. Lưu ý khi cho bé bú

Cứ 3-4 giờ trẻ sơ sinh lại bú một lần, thậm chí có trẻ 2 tiếng bú một lần. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Bé sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.

Với lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời. Mẹ có thể nhận biết những dấu hiệu mất nước qua các biểu hiện: đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu... Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.

4. Giúp bé ợ hơi

5624-o-hoi.jpg

Để em bé nằm sấp và vỗ nhẹ tay vào lưng để giúp bé ợ hơi.

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn, bé sẽ trở nên cáu bẳn nếu không ợ được hơi sẽ làm bé đầy bụng khó chịu. Nếu bé đầy hơi, bạn hãy thử làm các cách sau nhé..

Bế đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia.

Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.

Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.

5. Cho bé ngủ

5622-cho-be-ngu.jpg

Trong vài tuần đầu sau sinh, bé thường ngủ cả đêm lẫn ngày.

Trong vài tuần đầu tiên, bé thường ngủ cả đêm lẫn ngày. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi khiến mẹ cũng mất ngủ theo. Để điều chỉnh điều này, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm bằng cách:

Chỗ ngủ của con không nên có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.

Ban ngày bé ngủ 3-4 giờ thì hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.

Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ, vì các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.

6. Dỗ bé nín khóc

5626-do-be-nin-khoc.jpg

Ca hát, nói chuyện cũng có thể làm bé ngừng khóc.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn đã thay đổi phương pháp mà con bạn vẫn khóc, hãy thử các cách dưới đây:

Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Khi cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 hoặc 90ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.

Đu đưa bé trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có thể làm bé ngừng khóc. Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh. Cho bé tắm nước ấm.

7. Chú ý đến nhiệt độ phòng

Mẹ nên đóng cửa phòng lại để tránh gió khi tắm cho bé nhằm đảm bảo an toàn cho con.

Luôn bảo nhiệt độ phòng luôn ổn định khi bé vui chơi trong phòng. Để đảm bảo nhiệt độ phù hợp, các mẹ hãy sắm một nhiệt kế phòng để ở nơi bé nằm để có thể điều chỉnh nhiệt phòng kịp thời và phù hợp.

Khi thấy bé bị nóng, mẹ nên kiểm tra ở gáy trước tiên, vì đây sẽ là nơi bé ra mồ hôi đầu tiên. Trẻ bị nóng rất nguy hiểm vì nếu bé ra mồ hôi nhiều ở lưng rất dễ đẫn đến viêm phổi.

Tốt nhất mẹ nên đo nhiệt độ cho bé mỗi ngày để kiểm tra liệu bé có bất kỳ vấn đề gì bất thường hay không.

8. Chăm sóc da bé

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng chỉ bằng 1/5 da của người lớn, nên các mẹ hãy lưu ý khi chăm sóc con bởi bé sẽ rất dễ bị khô hay viêm da trong môi trường không phù hợp. Mẹ có thể giúp bé dưỡng ẩm bằng cách thoa kem dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh cho bé mỗi khi tắm xong khi thấy thời tiết khô hanh.

Mẹ hãy chịu khó tắm cho bé bằng sữa tắm dành riêng cho các bé bị viêm da hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ ngay ngay khi phát hiện da bé có những dấu hiệu viêm da.

9. Tạo thói quen cho trẻ

5625-tao-thoi-quen-cho-tre.jpg

Thiết lập thói quen ăn, ngủ cho bé vào khung giờ cố định.

Nên thiết lập thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ như cho bé ăn, ngủ vào khung giờ cố định, hợp lý. Điều này sẽ hạn chế được tối đa tình trạng căng thẳng cho cả bé và cả bạn.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI