8 tác hại khi mẹ cho con ăn dặm sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em nên bắt đầu ăn dặm khi hệ tiêu hóa đã phát triển đủ để đảm nhận vai trò tiêu hóa thức ăn. Theo đó, trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu làm quen với thức ăn dặm dinh dưỡng phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể trong những giai đoạn tiếp theo.

banner ads

Trên thực tế, có không ít bà mẹ vẫn muốn con mình được tập ăn khi bé đã đủ 4 tháng tuổi vì cho rằng bé cần điều này để phát triển nhanh hơn. Vậy nhưng, điều này có thực sự đem lại kết quả như mong đợi?

1. Bé dễ chán sữa mẹ

Khi bạn tập cho bé ăn dặm, bé sẽ bú ít hơn nên sữa mẹ sẽ ít hơn và cứ như thế bé sẽ càng sinh ra lười bú mẹ hơn.

Khi bạn tập cho bé ăn dặm, lượng sữa cho bú sẽ giảm đi khiến nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bị thiếu hụt. Trong khi đó, ở thời điểm này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thiết yếu nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, khi hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để đảm nhiệm vai trò tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nên nguồn thực phẩm bên ngoài khó có khả năng được cơ thể hấp thu một cách tốt nhất. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài như vậy sẽ dẫn đến hiện trạng suy dinh dưỡng, còi cọc ở trẻ em.

Thêm vào đó, khi mất đi lượng sữa mẹ cần thiết, trẻ cũng bị suy giảm sức đề kháng do thiếu hụt chất miễn dịch quý giá vốn chỉ có trong sữa mẹ. Điều này khiến trẻ ngày càng yếu đi, dễ bị vi khuẩn tấn công và sinh ra bệnh.

Ngoài ra, khi bé ít bú hơn, lượng sữa mẹ tiết ra cũng ngày càng ít đi khiến nguồn dinh dưỡng quý giá nuôi dưỡng bé cũng dần cạn kiệt hoặc bé có thể sẽ lười bú mẹ hơn vì sữa mẹ đã ít đi. Đó là chuỗi ảnh hưởng tiêu cực mà bạn có thể nhận thấy khi cho trẻ tập ăn dặm quá sớm.

2. Nguy cơ mắc bệnh béo phì

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được cho ăn dặm trước 4 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao gấp 3 lần so với những trẻ khác được cho ăn đúng thời điểm. Điều này được lý giải là do khi trẻ bắt đầu thích nghi với thức ăn dặm, các bà mẹ thường cho rằng đó là dấu hiệu tốt và cố gắng nhồi nhét tẩm bổ nhiều thức ăn hơn cho bé. Lâu dần, thói quen ăn uống này trở thành điều cố hữu và khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn những đứa trẻ khác.

Ngoài ra, khi bắt đầu cho ăn sớm, các mẹ thường chọn ngũ cốc làm thức ăn dặm cho bé. Một số trong đó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường cho trẻ khi dùng quá thường xuyên.

3. Bé dễ bị dị ứng thức ăn

Mẹ nên cho bé ăn từng chút một để xem phản ứng của trẻ ra sao trước khi cho bé ăn với lượng lớn hơn.

Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đủ để tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn nên một số chất trong các thực phẩm ăn dặm của bé có thể gây ra những dị ứng. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn đối với những đứa trẻ có cơ địa nhạy cảm. Tỷ lệ trẻ nhỏ dị ứng trong giai đoạn ăn dặm là khoảng 8 – 10%. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên cho bé ăn từng chút một để xem phản ứng của trẻ ra sao trước khi cho bé ăn với lượng lớn hơn. Đồng thời, nên tập cho bé quen với một loại thức ăn từ 3-5 ngày trước khi chuyển sang món mới.

4. Tổn thương thận

Cũng vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn: không đủ dịch nhầy tiêu hóa, thiếu enzyme tiêu hóa có chức năng phân cắt dạng thức ăn tinh bột như enzyme amylase; phân cắt đạm như enzyme protease; phân cắt chất béo như enzyme lipase…Chính vì thức ăn tiêu hóa không hoàn toàn đã khiến thận phải làm việc quá sức nhất khi bé ăn những thực phẩm quá nhiều protein và lipid. Những chất này sẽ bị lắng cặn lại ở thận và gây bệnh. Ngoài ra, kết cấu thức ăn dạng đặc sẽ làm cho trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy.

5. Bé có nguy cơ bị nghẹt thở

Một khi chưa thực sự sẵn sàng để ăn dặm, các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng và thực quản của bé chưa thực sự có được những phối hợp nhuần nhuyễn.

Một khi chưa thực sự sẵn sàng để ăn dặm, các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng và thực quản của bé chưa thực sự có được những phối hợp nhuần nhuyễn. Phản xạ nuốt của bé lúc này cũng chưa được thành thục nên khi nuốt phải thức ăn, trẻ rất dễ bị mắc nghẹn do lưỡi không thể đưa thức ăn vào đúng đường tiêu hóa. Với những trường hợp thức ăn mắc lại nơi cuống họng có thể dẫn đến tình trạng ngạt thở.

6. Bé dễ bị tổn thương dạ dày

Lớp niêm mạc dạ dày và lớp dịch nhầu của bé vẫn còn rất mỏng. Do đó, với kết cấu dạng đặc, thức ăn khi vào đến dạ dày có thể cọ xát mạnh đến thành dạ dày và gây thương tổn khiến bé dễ mắc phải những bệnh dạ dày về sau.

7. Bé dễ bị rối loạn tiêu hóa

Men tiêu hóa của dạ dày chưa tiết ra đủ để có thể tiêu hóa hết những dạng thức ăn giàu đạm và chất béo. Đó là lý do khiến bé thường đi phân sống, tiêu chảy nhiều.

8. Đêm ngủ không ngon giấc

Bé ngủ không ngon giấc vì lượng thức ăn nhiều khiến bụng bé khó chịu.

Kích thước dạ dày nhỏ bé phải chứa đựng một lượng lớn thức ăn dặm hoặc bột ngũ cốc khiến bé dễ bị đầy bụng. Mang chiếc bụng chướng như vậy đi ngủ hẳn giấc ngủ của bé ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng.

Với những “thiệt hại” nặng nề như vậy, hy vọng mẹ sẽ không còn ý định cho con ăn dặm sớm nữa nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI