75% trường hợp trẻ bị bỏng là xảy ra ở nhà bếp

Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khối Hồi sức - cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP. HCM cho biết, bỏng gây nhiều tốn kém, để lại di chứng nặng nề, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng nhưng có tới 80% người lớn làm sai như đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng...

banner ads

1527-bonggazc.jpg

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cách sơ cứu, xử trí ban đầu tốt nhất, đơn giản và ít tốn kém nhất là cho phần cơ thể bị bỏng của trẻ vào nước lạnh sạch ngay khi bị bỏng. Nếu vết thương bị tróc da cũng làm như vậy. Sau đó, dùng tấm vải sạch quấn trẻ và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.

Báo cáo của bác sĩ Hoàng Văn Thành, Khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy số trẻ bị bỏng tăng dần. Mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận trung bình 5 ca, có tới 1/3 trẻ bị bỏng nặng (độ 2, 3), 20% trẻ bị tan nạn nhập viện Nhi Đồng I bị tai nạn vì bỏng, phần lớn là bé trai dưới 5 tuổi. Hơn 75% trẻ bị bỏng ở nhà, thường ở khu bếp từ 8-10 giờ sáng và chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn là, hóa chất, pô xe... trong tầm với của trẻ.

Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Bỏng - chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng I lưu ý, chỉ cần tác nhân gây nóng trên 60°C là có thể gây bỏng. Nếu người bị bỏng, nhất là trẻ em nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nặng nề, điều trị lâu dài, tác hại để lại cho trẻ em và gia đình rất lớn. Hiện nay có một số thuốc bôi dạng tuýp được quảng cáo làm mất sẹo nhưng thực chất chỉ có tác dụng phần nào, không thể làm mất sẹo, kể cả loại đắt tiền.

Theo Bachmai.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI