6 thắc mắc phổ biến về dịch nhầy cổ tử cung bà bầu nào cũng quan tâm

Dịch nhầy cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập bảo vệ thai nhi hiệu quả.

banner ads

1. Chất nhầy ở cổ tử cung là gì?

Dịch nhầy cổ tử cung là "nút" bảo vệ thai nhi.

Chất nhầy ở cổ tử cung giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, gồm tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả cho thai nhi. Khi mẹ bắt đầu chuyển dạ, “nút” tử cung này bung ra và thoát nhẹ nhàng qua đường âm đạo của mẹ.

2. Dịch nhầy cổ tử cung trông như thế nào?

Dịch nhầy ở cổ tử cung nhờn và đục, thỉnh thoảng chúng có màu trong suốt, nhuốm một chút máu đỏ tươi hay ngả màu nâu và có thể có dạng đặc và dính.

Dịch nhầy thường chảy ra ngoài liên tục hoặc lắt nhắt nhưng chúng không có màu hay mùi gì.

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy dịch nhầy xuất hiện khi đi vệ sinh hay dính ở quần lót, điều này hoàn toàn bình thường, chúng không phải là chất nhầy cổ tử cung, bạn không cần lo lắng.

Ngược lại nếu bạn sắp chuyển dạ mà vẫn không thấy dịch nhầy chảy ra ngoài thì cũng không cần hoảng, cơ thể bạn sẽ tự hoạt động một cách tự nhiên tốt nhất để có thể thực hiện thiên chức của mình nhé.

3. Tại sao có hiện tượng lẫn máu trong dịch nhầy?

Trong thai kỳ nếu xuất hiện máu trong dịch nhầy và mẹ cảm thấy đau thì nên gặp bác sĩ để khám.

Có thể trong thai kỳ mẹ bầu sẽ thấy có máu lẫn trong dịch nhầy thoát ra ngoài, nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba. Nguyên nhân là lúc này tử cung bắt đầu trở nên mỏng và giãn ra để chuẩn bị “đường ra” cho bé. Sự kéo giãn này khiến cho các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị rách và chảy máu vào dịch nhầy. Vì vậy, hiện tượng này khá bình thường và mẹ không cần quá lo lắng.

4. Những trường hợp khiến dịch nhầy xuất hiện

Đôi lúc dịch nhầy xuất hiện sau khi bác sĩ khám phụ khoa hoặc sau khi bạn giao hợp. Trong trường hợp này không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu có máu xuất hiện đi kèm thì bạn nên được khám cẩn thận để chắc chắn rằng thai nhi vẫn an toàn.

Thường dịch nhầy này ít xuất hiện, trừ khi mẹ bị vỡ ối để chuẩn bị sinh, lúc này chất nhầy hòa vào nước ối và không còn trong suốt như lúc bình thường nữa.

Khi mẹ sinh, chất nhầy thoát ra ngoài lúc tử cung mở khi chuyển dạ và cả khi rặn đẻ. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy cổ tử cung đang mở rộng và mỏng dần đi nhanh chóng để chuẩn bị cho bé chào đời.

5. Nếu dịch nhầy xuất hiện có phải tôi đang chuyển dạ?

Không phải chỉ khi chuyển dạ chất nhầy mới xuất hiện, chúng xuất hiện rải rác khi có sự giãn mở tử cung của mẹ. Điều này có thể xảy ra trước vài ngày hay thậm chí vài tuần trước ngày sinh thực sự.

Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các dịch nhầy vào những ngày cuối thai kỳ, mẹ cũng không cần ngay lập tức gọi bác sĩ hay bà đỡ.

Khi mẹ bầu chuyển dạ thì dịch nhầy thoát ra ngoài để khai thông đường cho em bé chào đời.

Tuy vậy, mẹ cần lưu ý nếu thấy trong dịch nhầy có lẫn máu đỏ tươi, tử cung bị co thắt hay mẹ cảm thấy bất ổn về cơ thể mình thì nên nhanh chóng tìm bác sĩ để đảm bảo mọi chuyện vẫn ổn nhé.

6. Nếu dịch nhầy thoát ra, thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn?

Vì dịch nhầy có tác dụng như một cổng bảo vệ thai nhi nên nhiều người tin rằng khi dịch nhầy thoát ra thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thực tế thì dù túi ối bị vỡ thai nhi vẫn an toàn nên mẹ đừng quá lo lắng về điều này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI