22 điều cần nằm lòng khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà hoặc ở trường

Sẽ rất khó khăn cho các bố mẹ khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết đồng bộ để mang đến lợi ích tốt nhất cho bé.

banner ads

Dạy trẻ tự kỷ đòi hỏi nhiều kỹ năng và cả tình yêu thương

Sau 27 năm giảng dạy, Pat Hensley giờ đã nghỉ hưu. Hiện tại cô đang dạy các khóa sau đại học và làm trợ giảng trong trường Đại học Furman. Năm 2006, cô được chọn là Giáo viên của năm (trong toàn trường) và nằm trong Top 10 giáo viên xuất sắc (trong số 5.000 giáo viên) của địa phương. Cô được hội đồng quốc gia chứng nhận chuyên môn giáo dục đối với Trẻ đặc biệt. Dưới đây là những truyền đạt của cô về kinh nghiệm giảng dạy trẻ tự kỷ. Các bố mẹ có thể tham khảo những lời khuyên này để việc dạy trẻ tự kỷ tại nhà đạt hiệu quả hơn:

1.

Sử dụng cách thức phân tích một cách thật cụ thể và theo tuần tự, sẽ giúp trẻ tự kỷ hiểu được vấn đề.

2.

Luôn sử dụng ngôn ngữ của mình một cách đơn giản và cụ thể nhất. Tốt nhất nên đề ra yêu cầu trong giới hạn một vài từ càng tốt. Chẳng hạn, nếu bạn nói "Đặt bút xuống, đi ra ngoài và xếp hàng" sẽ có hiệu quả hơn là "Cuốn sách đó rất đẹp! Bây giờ hãy làm bài tập khoa học. Sau khi làm xong, hãy đóng sách vở lại và xếp hàng ở cửa ra vào. Hôm nay chúng ta sẽ có buổi học sinh vật ngoài vườn".

3.

Khi dạy trẻ tự kỷ tại nhà hay tại trường học đều phải dạy các kỹ năng xã hội cho trẻ một cách cụ thể. Chẳng hạn như lần lượt thực hiện các thao tác thắt giày cho bé thấy và giúp trẻ thực hành ngay các thao tác đó.

4.

Cho trẻ tự kỷ càng ít lựa chọn càng hiệu quả. Nếu yêu cầu trẻ chọn một màu sắc, hãy nói “màu đỏ”. Trong lệnh đưa ra từ lời nói chỉ nên dùng từ 2-3 từ. Càng nhiều sự lựa chọn, trẻ tự kỷ sẽ càng bối rối.

5.

Nếu bạn đưa ra một câu hỏi hoặc một hướng dẫn và nhận lại chỉ bằng một cái nhìn trống rỗng, vô thần của trẻ, hãy lặp lại câu nói của mình. Sau đó, yêu cầu trẻ lặp lại những gì bạn vừa nói. Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu những gì bạn vừa nói.

6.

Tránh sử dụng từ ngữ mang tính mỉa mai. Nếu trẻ vô ý làm bay các giấy tờ trên bàn của bạn xuống sàn nhà và bạn nói "Tuyệt lắm!” thì trẻ sẽ hiểu điều bạn vừa nói theo nghĩa đen và lặp đi lặp lại hành động này một cách thường xuyên.

7

. Tránh sử dụng các thành ngữ như “Vắt óc mà suy nghĩ”, “Gióng tai mà nghe” và “Chờ dài cổ”, “Vắt chân lên cổ mà chạy”… Những thành ngữ này sẽ khiến trẻ bối rối vì không biết phải làm thế nào để thực hiện những điều đó.

8

. Cho trẻ sự lựa chọn rõ ràng và cố gắng không chọn kết thúc mở. Chẳng hạn, trẻ sẽ dễ dàng quyết định mình sẽ làm gì nếu bạn hỏi “Con muốn đọc hay vẽ?” thay vì hỏi "Bây giờ con muốn làm gì?".

9.

Muốn đem lại hiệu quả tốt khi dạy trẻ tự kỷ, nên lặp lại hướng dẫn và kiểm tra khả năng tiếp thu của trẻ. Cố gắng dùng từ ngữ đơn giản và câu nói ngắn gọn để để đảm bảo các hướng dẫn đều rõ ràng.

10.

Cung cấp một thời gian biểu rõ ràng để tạo thói quen hàng ngày cho trẻ, bao gồm cả giờ chơi.

11

. Dạy cho trẻ hiểu nghĩa của từ "hoàn thành" để giúp bé xác định khi nào một sự việc đã kết thúc và một điều mới lại bắt đầu. Nếu bạn muốn trẻ dọn sạch phòng của mình, hãy cho bé thấy hình ảnh của một căn phòng sạch sẽ là thế nào. Bạn có thể dùng hình ảnh trực quan sinh động để giúp trẻ dễ hình dung hơn.

12.

Cho trẻ biết trước về bất kỳ sự thay đổi nào sắp xảy ra, trái với thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

13.

Khi đưa ra yêu cầu, phải cụ thể đối với cá nhân trẻ. Có thể trẻ không hiểu được một nhiệm vụ được giao cho trẻ nếu bạn nói “chúng ta” hay “các con”.

Những hình ảnh trực quan sinh động có hiệu quả cao khi áp dụng cho trẻ tự kỷ

14.

Trong quá trình dạy trẻ tự kỷ tại nhà hoặc trên trường lớp, các phương tiện trực quan như mô hình, thí nghiệm hay phương pháp thuyết trình bằng hình ảnh sinh động sẽ có hiệu quả đối với trẻ.

15.

Nên chấp nhận sự thật rằng sẽ có một số thay đổi trong hành vi hoặc cách ứng xử khiến trẻ lo lắng. Điều này thường xảy ra khi thay đổi một thói quen hoặc lịch sinh hoạt.

16.

Đôi khi, trong quá trình dạy trẻ tự kỷ, bạn sẽ thấy những hành vi thô lỗ hay hung hăng của trẻ. Lúc này, bạn nên tìm hiểm căn nguyên khiến trẻ tức giận vì nó luôn có lý do phát sinh.

17.

Tránh sự kích thích: Một bức tường đầy màu sắc hoặc một không gian tạp âm có thể khiến trẻ mất tập trung.

18.

Việc dạy trẻ tự kỷ tại nhà hoặc tại trường không hề đơn giản. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm sự liên kết với các tổ chức xã hội để đem lại lợi ích cụ thể cho trẻ.

19.

Tìm hiểu cách xử lý văn bản và học tập trên máy tính để trợ giúp trẻ khi cần.

20.

Bảo vệ các trẻ khỏi những lời trêu chọc ác ý của bạn bè và cho người thân biết những nhu cầu cụ thể của mình.

Cho phép trẻ tự kỷ tránh một số hoạt động nhất định nếu trẻ không hiểu chúng

21.

Cho phép trẻ tự kỷ tránh một số hoạt động nhất định như các môn thể thao hoặc các trò chơi vì có thể trẻ không hiểu và luôn có mặt để hỗ trợ trẻ trong các hoạt động nhóm.

22.

Cho phép trẻ làm điều mình muốn như một phần thưởng cho những nỗ lực tích cực.

Với 22 lời khuyên hữu ích được đúc kết từ những kinh nghiệm giáo dục dày dặn trên đây, mong rằng việc dạy trẻ tự kỷ tại nhà hay ở trường học sẽ gặt hái được tiến bộ rõ rệt.

Yeutre.vn Nguồn: T.M

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI