20 tai nạn trẻ mới tập đi có thể gặp phải ba mẹ cần lưu ý

Khi trẻ chập chững tập đi, chúng sẽ rất thích khám phá mọi thứ trong nhà. Chính điều này có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ nên chủ động bảo vệ cho con trước những tai nạn bất ngờ có thể gặp phải.

banner ads

1. Sàn nhà trơn trượt

7838-tai-nan-tre-3.jpg

Sàn nhà dễ trơn trượt rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Những cú té ngã do sàn nhà trơn trượt dễ khiến bé đập đầu mạnh xuống sàn. Do đó, bên cạnh việc lau dọn khô ráo và sạch sẽ mặt nền sàn, mẹ nên dẹp bớt những đồ vật làm cản những bước đi chập chững của con cũng như những vật dễ trơn, chẳng hạn vỏ chuối. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến nhà tắm vì đó là khu vực bé thường mon men đến để nghịch nước.

2. Dây điện và ổ điện

Nơi trẻ có thể chạm vào ổ điện, nơi đó vô cùng nguy hiểm. Những tai nạn điện đối với người lớn có thể gây chết người tức khắc. Vì thế, sẽ vô cùng tai hại nếu trẻ tiếp xúc với điện. Do đó, đối với các đường dây điện, tuyệt đối không để xà dưới đất nếu nhà có trẻ nhỏ. Với các ổ điện, cần phải có những gạc che bằng nhựa đậy kín. Đồng thời, với trẻ lớn, bạn nên dạy cho chúng hiểu những nơi trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu đến gần.

3. Nước sôi

Bỏng là một trong những tai nạn rất thương tâm đối với trẻ nhỏ khi nó để lại nhiều di chứng đến suốt đời. Vì thế, đối với những bình thủy chứa nước sôi, bạn nên để xa tầm với của trẻ. Khi rót nước, bạn tuyệt đối không để trẻ đến gần để tránh nguy cơ bị bỏng.

4. Quạt máy

Những cánh quạt xoay tròn có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Chúng sẽ táy máy cho tay vào như một cách để khám phá. Do vậy, để tránh tai nạn nguy hiểm này, bố mẹ nên tránh đặt quạt máy trong phòng riêng của trẻ. Hiện nay, có loại lưới bao quạt bảo vệ, bố mẹ có thể chọn mua để chủ động bảo vệ con.

5. Tủ cao

7836-tai-nan-tre-1.jpg

Trẻ tò mò tìm cách leo lên chiếc tủ cao nên rất dễ té ngã.

Trẻ có thể tò mò đủ để táy máy tay chân tìm cách leo lên chiếc tủ thật cao để lấy đồ vật mà chúng nghĩ sẽ là một trò thú vị. Điều này thực sự tiềm ẩn tai nạn nguy hiểm nếu trẻ trật chân té ngã. Tốt nhất, hãy để trẻ tránh xa những chiếc ghế và cố định tủ trên cao để tránh xa tầm với của trẻ.

6. Thảm

Thảm là vật trang trí khiến căn nhà bạn thêm sắc màu và trở nên ấm áp hơn. Tuy nhiên, đó cũng có thể là vật dụng gây tai nạn nguy hiểm cho trẻ nếu không có đệm cao su chống trượt lót dưới. Bạn hãy nhớ điều này để giúp con phòng tránh tai nạn do trượt thảm nhé!

7. Cửa sổ và cửa chính

Nhiều bé có thú vui kéo cửa sổ ra vào nên rất dễ bị kẹt tay. Bạn không thể di dời một cánh cửa thì tốt nhất nên tránh để trẻ chú ý đến chúng. Bằng cách tháo gỡ những vật dụng trang trí bắt mắt hoặc các đồ vật treo lủng lẳng trên ô cửa, bạn có thể giúp con tránh được tai nạn này.

8. Cầu thang

7837-tai-nan-tre-2.jpg

Cầu thang nên được trải thảm cố định để tránh trơn tuột.

Té cầu thang không chỉ có nguy cơ gãy chân gãy tay mà còn ảnh hưởng đến não. Điều này sẽ để lại di chứng nặng nề cho bé. Vì thế, nếu nhà có điều kiện, cầu thang nên được trải thảm cố định để tránh trơn tuột. Mặt khác, bạn có thể lắp cửa cố định nơi đầu và cuối cầu thang để trẻ tránh cho trẻ leo trèo khi bạn không để mắt tới. Đối với những song chắn bên tay vịn, bạn nên có tấm vách bảo vệ hoặc chằng lưới cẩn thận. Những giải pháp che chắn này là cần thiết để bảo vệ bé khói té nhào khi đi cầu thang.

9. Mỹ phẩm

Trẻ nhỏ thường tò mò những vật dụng người lớn thường dùng. Đối với những loại mỹ phẩm, không ít trẻ vẫn lén nghịch phá và xem đây là một trò chơi đầy thú vị của mình. Tuy nhiên, vì những chất này đều độc hại cho cơ thể nếu nuốt phải nên mẹ phải hết sức cẩn thận trong việc bảo quản.

10. Đồ dùng sắc nhọn, góc cạnh

Đôi khi những cái bàn, cái ghế, giường, tủ… lại trở thành nguyên nhân gây tai nạn nguy hại cho các bé vì những góc cạnh, sắc nhọn. Chính vì vậy trước khi muốn đặt các đồ nội thất trong nhà, bạn phải cân nhắc các thiết kế sao cho đảm bảo an toàn trong trường hợp bé vấp phải. Nếu không thể chỉnh sửa các thiết kế có sẵn, bạn phải mua và bọc các mút dẻo đầu góc nhọn để tránh tai nạn cho trẻ.

Bé có thể gặp phải những tai nạn chỉ vì sự sơ ý của người lớn. Chính vì thế, nhằm phòng tránh tai nạn cho trẻ nhỏ, người lớn trước hết phải có được sự cận trọng.

11. Bồn cầu

Bạn nên lưu ý khả năng trẻ kẹt tay vào bồn cầu khi đi vệ sinh do với theo đồ chơi bị rơi xuống. Mặt khác, nhiều trẻ chưa ý thức được đó là nơi mất vệ sinh mà lại xem đó là điểm vui chơi. Trẻ có thể mải chơi đến nỗi cắm đầu xuống bồn. Vì thế, nếu muốn tập cho trẻ tự đi vệ sinh một mình nên sắm cho bé loại bô riêng để tránh tai nạn.

12. Cây cảnh

7846-tai-nan-tre-4.jpg

Một số cây cảnh có chứa độc tố trên thân hoặc lá.

Cây cảnh tưởng vô hại khi nó chỉ là vật trang trí làm sinh động thêm căn phòng của gia đình. Tuy nhiên, một số cây cảnh lại chứa độc tố trên thân hoặc lá. Nếu vô tình ngắt lá và cho vào miệng, rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc và gây nguy hiểm cho bản thân. Vì thế, trước khi muốn chưng cây cảnh, bạn nên tìm hiểu xem loại nào phù hợp để trồng trong nhà, đồng thời đó phải là loại cây lành tính. Lưu ý, bạn nên hạn chế rải đá sỏi lên bề mặt đất của chậu cảnh để tránh trẻ bốc cho vào miệng.

13. Cẩn thận với cầu thang cuốn

Khi đến những nơi công cộng có cầu thang cuốn, bạn nên dắt tay bé cẩn thận, nhất là bước đầu tiên và bước cuối cùng để tránh trượt té. Nhất thiết phải bế bé lên người nếu đưa xe đẩy lên cầu thang vì nhiều bé hiếu động sẽ làm bánh bật khỏi đường ray chặn và làm xe lăn. Ngoài ra, nếu bé gái mang váy dài, bố mẹ cũng nên chú ý tránh để cầu thang cuốn váy bé.

14. Bình nước nóng lạnh

Không ít gia đình hiện nay sử dụng bình nước nóng lạnh trong nhà. Điều này có thể mang lại nhiều tiện ích. Tuy nhiên, nếu có trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận. Trẻ có thể nhầm lẫn giữa vòi nước nóng với vòi nước lạnh và bị bỏng. Vì vậy, hãy đặt bình ở xa khu vực trẻ thường lui tới hoặc xa tầm với của trẻ. Đồng thời, nên nhớ cài đặt lại nhiệt độ sao cho vừa phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình vừa an toàn với trẻ nhỏ.

15. Máy rửa bát

Nếu nhà có điều kiện sắm máy rửa bát, bạn nên nhớ đóng cửa khi không dùng đến. Những chiếc dao, nĩa, chén đũa có thể làm bé chảy máu.

16. Các loại đồ chơi

7847-tai-nan-tre6.jpg

Đồ chơi của trẻ phải tránh những vật nhỏ dễ gây nghẹn, hóc.

Trẻ nhỏ có thói quen cho vào miệng bất cứ vật gì chúng cầm nắm được. Vì thế, đồ chơi của trẻ phải tránh những vật nhỏ dễ gây nghẹn, hóc. Khi trẻ chơi nên để mắt trông chừng. Khi trẻ chơi xong, nên gom lại cẩn thận để trẻ không bỏ miệng bất cứ lúc nào tìm thấy.

17. Kiểm tra xung quanh khu vực bé vui chơi

Những vật nhọn, thủy tinh vỡ, đinh ốc,... có thể có mặt ở nơi trẻ vui chơi. Do đó, trước khi để trẻ vui chơi thoải mái trong khu vực nào cần phải quét dọn và kiểm tra thật kỹ lưỡng.

18. Kiểm tra mọi bề mặt bé vui chơi

Thông thường, khu vực bé vui chơi sẽ được lót sẵn tấm nệm mút để đảm bảo an toàn. Nếu trong nhà bạn không có đủ điều kiện như vậy, tốt nhất nên vệ sinh và kiểm tra mặt nền sàn trước khi cho bé vui chơi.

19. Đồ bảo hiểm khi đi đường

7848-tai-nan-tre7.jpg

Nên đeo đai an toàn cho bé khi đi xe.

Đừng bao giờ vì vội vàng mà quên mất gài đai an toàn cho trẻ khi lên ô tô. Nếu trẻ đi xe máy chung với bố mẹ, cần thiết phải cho trẻ đội mũ bảo hiểm bên cạnh việc đeo đai an toàn. Điều này giúp trẻ ngồi yên trên xe thay vì cứ muốn đứng lên, ngồi xuống, ngó nghiêng, ngó dọc... gây nguy hiểm khi đi đường.

20. Chú ý khi cho bé ngồi trong xe đẩy siêu thị

Khi đi siêu thị, không bao giờ để trẻ ngồi một mình trên xe đẩy, cũng không nên để trẻ đứng trong đó vì bé có thể té khỏi xe vì muốn với lấy món đồ nào đó trên kệ hàng. Ngoài ra, bánh xe đẩy có thể trơn trượt và tuột đi khi bạn chưa kịp bế con ra khỏi xe.

Bé có thể gặp phải những tai nạn chỉ vì sự sơ ý của người lớn. Chính vì thế, nhằm phòng tránh tai nạn cho trẻ nhỏ, người lớn trước hết phải có được sự cận trọng.

11. Bồn cầu

Bạn nên lưu ý khả năng trẻ kẹt tay vào bồn cầu khi đi vệ sinh do với theo đồ chơi bị rơi xuống. Mặt khác, nhiều trẻ chưa ý thức được đó là nơi mất vệ sinh mà lại xem đó là điểm vui chơi. Trẻ có thể mải chơi đến nỗi cắm đầu xuống bồn. Vì thế, nếu muốn tập cho trẻ tự đi vệ sinh một mình nên sắm cho bé loại bô riêng để tránh tai nạn.

12. Cây cảnh

7846-tai-nan-tre-4.jpg

Một số cây cảnh có chứa độc tố trên thân hoặc lá.

Cây cảnh tưởng vô hại khi nó chỉ là vật trang trí làm sinh động thêm căn phòng của gia đình. Tuy nhiên, một số cây cảnh lại chứa độc tố trên thân hoặc lá. Nếu vô tình ngắt lá và cho vào miệng, rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc và gây nguy hiểm cho bản thân. Vì thế, trước khi muốn chưng cây cảnh, bạn nên tìm hiểu xem loại nào phù hợp để trồng trong nhà, đồng thời đó phải là loại cây lành tính. Lưu ý, bạn nên hạn chế rải đá sỏi lên bề mặt đất của chậu cảnh để tránh trẻ bốc cho vào miệng.

13. Cẩn thận với cầu thang cuốn

Khi đến những nơi công cộng có cầu thang cuốn, bạn nên dắt tay bé cẩn thận, nhất là bước đầu tiên và bước cuối cùng để tránh trượt té. Nhất thiết phải bế bé lên người nếu đưa xe đẩy lên cầu thang vì nhiều bé hiếu động sẽ làm bánh bật khỏi đường ray chặn và làm xe lăn. Ngoài ra, nếu bé gái mang váy dài, bố mẹ cũng nên chú ý tránh để cầu thang cuốn váy bé.

14. Bình nước nóng lạnh

Không ít gia đình hiện nay sử dụng bình nước nóng lạnh trong nhà. Điều này có thể mang lại nhiều tiện ích. Tuy nhiên, nếu có trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận. Trẻ có thể nhầm lẫn giữa vòi nước nóng với vòi nước lạnh và bị bỏng. Vì vậy, hãy đặt bình ở xa khu vực trẻ thường lui tới hoặc xa tầm với của trẻ. Đồng thời, nên nhớ cài đặt lại nhiệt độ sao cho vừa phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình vừa an toàn với trẻ nhỏ.

15. Máy rửa bát

Nếu nhà có điều kiện sắm máy rửa bát, bạn nên nhớ đóng cửa khi không dùng đến. Những chiếc dao, nĩa, chén đũa có thể làm bé chảy máu.

16. Các loại đồ chơi

7847-tai-nan-tre6.jpg

Đồ chơi của trẻ phải tránh những vật nhỏ dễ gây nghẹn, hóc.

Trẻ nhỏ có thói quen cho vào miệng bất cứ vật gì chúng cầm nắm được. Vì thế, đồ chơi của trẻ phải tránh những vật nhỏ dễ gây nghẹn, hóc. Khi trẻ chơi nên để mắt trông chừng. Khi trẻ chơi xong, nên gom lại cẩn thận để trẻ không bỏ miệng bất cứ lúc nào tìm thấy.

17. Kiểm tra xung quanh khu vực bé vui chơi

Những vật nhọn, thủy tinh vỡ, đinh ốc,... có thể có mặt ở nơi trẻ vui chơi. Do đó, trước khi để trẻ vui chơi thoải mái trong khu vực nào cần phải quét dọn và kiểm tra thật kỹ lưỡng.

18. Kiểm tra mọi bề mặt bé vui chơi

Thông thường, khu vực bé vui chơi sẽ được lót sẵn tấm nệm mút để đảm bảo an toàn. Nếu trong nhà bạn không có đủ điều kiện như vậy, tốt nhất nên vệ sinh và kiểm tra mặt nền sàn trước khi cho bé vui chơi.

19. Đồ bảo hiểm khi đi đường

7848-tai-nan-tre7.jpg

Nên đeo đai an toàn cho bé khi đi xe.

Đừng bao giờ vì vội vàng mà quên mất gài đai an toàn cho trẻ khi lên ô tô. Nếu trẻ đi xe máy chung với bố mẹ, cần thiết phải cho trẻ đội mũ bảo hiểm bên cạnh việc đeo đai an toàn. Điều này giúp trẻ ngồi yên trên xe thay vì cứ muốn đứng lên, ngồi xuống, ngó nghiêng, ngó dọc... gây nguy hiểm khi đi đường.

20. Chú ý khi cho bé ngồi trong xe đẩy siêu thị

Khi đi siêu thị, không bao giờ để trẻ ngồi một mình trên xe đẩy, cũng không nên để trẻ đứng trong đó vì bé có thể té khỏi xe vì muốn với lấy món đồ nào đó trên kệ hàng. Ngoài ra, bánh xe đẩy có thể trơn trượt và tuột đi khi bạn chưa kịp bế con ra khỏi xe.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI